Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Lớp 8 SGK Cũ Chương II: Xã hội Việt Nam (từ năm 1897 đến năm 1918) Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập Lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918)

Lịch sử 8 Bài 31: Ôn tập Lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Bảng thống kê thực dân Pháp xâm lược Việt nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ 1858-1884

Thời gian

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp.

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

1-9-1858

  • Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
  • Triều đình lãnh đạo nhân d ân chống trả quyết liệt.

2-1859

  • 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định 
  • Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
  • Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc

24-2-1861

 

Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long.

 

  • Quân ta kháng cự m ạnh nhưng không thắng.
  • Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861)
  • Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước.
  • Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên) chống Pháp

 

6-1867

  • Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn 
  • Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long, Sa Đéc.
  • Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên) chống Pháp.
  • Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mỹ Tho.
  • Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá)
  • Dùng thơ văn để chiến đấu: như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị.

 

Ngày 20-11-

 

  • Pháp đánh thành Hà Nội lần I.
  • Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định
  • Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.
  • Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà
  • Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư một

25-4-1882

  • Pháp đánh thành Hà Nội lần II.
  • Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.
  • Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.
  • Chiến thắng Cầu-Giấy lần thư hai

18-8-1883

  • 18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An.
  • Triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác- Măng và Pa- tơ -nốt.

 

1884

  • Hiệp ước Pa- tơ -nốt.
  • Việt Nam là thuộc địa, nưả phong kiến của Pháp.

 

1.2. Lập bảng niên biểu phong trào Cần Vương (1885-1896)

Năm

Sự kiện chính

5-7-1885

  • Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế.

13-7-1885 

  • Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

1885-1888 

  •  Giai đoạn I: bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ

1888- 1896

  • sau Vua Hàm Nghi bị bắt, qui tụ thành những khởi nghĩa lớn

1886-1887

  • Khởi nghĩa Ba Đình (Phạm Bành, Đinh Công Tráng)

1883-1892

  • Khởi nghĩa Bãi Sậy (Tán Thuật)

1885-1895

  • Khởi nghĩa Hương Khê (Phan Đình Phùng và Cao Thắng)

1.3. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.

Ba Đình

1886-1887

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

  • Ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là công sự phòng thủ
  • Ý nghĩa của phong trào cần Vương:
    • Thể hiện truyên thống khí phách anh hùng của dân tộc ta.
    • Tiêu biểu nhất cho cuộc tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.
    • Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc.
  • Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
    • Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
    • Hạn chế của người lãnh đạo, thiếu liên hệ.

Bãi Sậy 

1883-1892

Tán Thuật

  • Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ - Hưng Yên thích hợp với lối đánh du kích

Hương Khê

1885-1895

Phan Đình Phùng và Cao Thắng

  • Ngàn Trươi, Vụ Quang (Hương Khê –Hà Tĩnh) Hoạt động rộng ở 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình

1.4. Điểm giống nhau và khác nhau của phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

  • Điểm giống nhau: đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, do các sĩ phu nho học lãnh đạo.
  • Điểm khác nhau:
    • Phong trào Đông Du do Duy Tân Hội chủ trương:vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc.
    • Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội: bạo động ôn hòa, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
    • Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ: vận động cải cách (theo cái mới) và khai dân trí.

1.5. Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì khác với các nhà yêu nước trước đó

  • Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hướng theo phương Đông, nhưng thất bại.
  •  Nguyễn Tất Thành hướng theo phương Tây, gặp ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm những nội dung sau để chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới:

  • Quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta và những hiệp ước triều đình đã kí với Pháp
  • Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế
  • Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp lần thứ nhất và những chuyển biến về kinh tế, xã hội của nước ta
  • Các khuynh hướng cách mạng 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.8 trang 107 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.9 trang 108 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.10 trang 108 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.11 trang 108 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 109 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 109 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 109 SBT Lịch Sủ 8

Bài tập 5 trang 110 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 6 trang 110 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 7 trang 110 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 8 trang 111 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 9 trang 111 SBT Lịch Sử 8

3. Hỏi đáp Bài 30 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK