Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương I: Việt Nam Từ Thời Nguyên Thủy Đến Thế Kỉ X Lịch sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Lịch sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam

1. Chế độ cai trị

a. Tổ chức bộ máy cai trị

  • Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
  • Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
  • Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu.Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).
  • Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
  • Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

  • Chính sách bóc lột về kinh tế
    • Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
    • Nắm độc quyền muối và sắt.
    • Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.                                               
  • Chính sách đồng hóa về văn hóa.
    • Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
    • Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
    • Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
    • Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.
  • Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

1.2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội

a. Về kinh tế

  • Trong nông nghiệp:
    • Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
    • Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
    • Thủy lợi được mở mang.       
    • Năng suất lúa tăng hơn trước.
  • Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.
    • Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.
    • Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.
  • Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

b. Về văn hóa - xã hội

  • Về văn hóa:
    • Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.
    • Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
    • Nhân dân ta không bị đồng hóa.
  • Về xã hội có chuyển biến:
    • Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).
    • Đấu tranh chống đô hộ.
    • Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được:

  • Chế độ cai trị, chính sách bóc lột kinh tế và đồng hóa về văn hóa như thế nào?
  • Những chuyển biến về kinh tế xã hội nước ta ra sao

2.1. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 82 SGK Lịch sử 10

Bài tập 2 trang 82 SGK Lịch sử 10

Bài tập 3 trang 82 SGK Lịch sử 10

Bài tập Thảo luận trang 81 SGK Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập Thảo luận trang 82 SGK Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 1 trang 70 SBT Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 2 trang 72 SBT Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 4 trang 74 SBT Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 5 trang 74 SBT Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 6 trang 74 SBT Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 7 trang 74 SBT Lịch sử 10 Bài 15

Bài tập 8 trang 75 SBT Lịch sử 10 Bài 15

3. Hỏi đáp Bài 15 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK