Trang chủ Lớp 12 Địa lý Lớp 12 SGK Cũ Đặc Điểm Chung Của Tự Nhiên Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (hết phần phân hóa Bắc Nam và Đông Tây)

Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (hết phần phân hóa Bắc Nam và Đông Tây)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam

a. Phần lãnh thổ phía Bắc (Từ dãy núi Bạch Mã trở ra)

  • Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
  • Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng có nhiệt độ < 180C
  • Nhiệt độ trung bình năm 22 - 240C.
  • Biên độ nhiệt trung năm lớn
  • Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.
  • Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới
  • Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loại cây nhiệt đới như dẻ, re và cây ôn đới
  • Động vật các loài thú có lông dày (gấu, chồn…)

b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã vào)

  • Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
  • Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
  • Phân thành 2 mùa là mưa và khô.
  • Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo.
  • Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai – Indonexia) hoặc từ phía tây (Ấn Độ – Mianma) di cư sang.
    • Thực vật: Xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.
    • Động vật như: Voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu…

1.2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a. Vùng biển và thềm lụa địa:

  • Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và có sự thay đổi từng đoạn bờ biển.
  • Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.

b. Vùng đồng bằng ven biển:

Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển thay tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

  • Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ: Mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.
  • Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, giáp biển sâu, địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẻ nhau, cồn cát, đầm phá khá phổ biến, thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển kinh tế biển.

c. Vùng đồi núi:

Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

  • Khi vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì:
    • Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc: Cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
    • Vùng núi cao Tây Bắc: Cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
  • Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện rừng thưa.
  • Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 50 SGK Địa lý 12

Bài tập 1 trang 25 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 26 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 26 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 26 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 27 SBT Địa lí 12

Bài tập 6 trang 27 SBT Địa lí 12

Bài tập 7 trang 27 SBT Địa lí 12

Bài tập 8 trang 27 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 18 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 18 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 19 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 11 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK