Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Những câu hát châm biếm Soạn bài Những câu hát châm biếm - Soạn văn lớp 7

Soạn bài Những câu hát châm biếm - Soạn văn lớp 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hướng dẫn Soạn bài Những câu hát châm biếm - Ngữ văn 7:   

1: Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

   Bài 1 “Giới thiệu” về chú tôi để rêu rao cầu hôn, chân dung gồm mấy nét giễu cợt, mỉa mai như sau:

  • “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu.
  • “Hay nước chè đặc”: nghiện chè đậm.
  • “Hay nằm ngủ trưa” và ban ngày thì ước “những ngày mưa”, ban đêm thì ước “đèm thừa trổng canh”: nghiện ngủ.

   Như vậy, rõ ràng “chú tôi” là người có nhiều tật, đã rượu, chè lại còn thêm lười biếng. Thông thường, giới thiệu việc nhân duyên, người ta phải nói tốt. Nhưng đây thì ngược lại. Đó là cách nói ngược để châm biếm “chú tôi”.,

   Hai dòng đầu của bài ca vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao.

   Bài này châm biếm hạng người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.

   2: Bài 2 nhai lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.

   Bài 2 nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. Ở đây, lời của thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, thầy bói dùng cái trò ấu trĩ này để lường gạt những người nhẹ dạ cả tin. Bài ca dùng chính lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bổi. Đó là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để gây cười, châm biếm sâu sắc.

   Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó cũng châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói dốt nát kia.

   Bài ca dao có nội dung tương tự:

                                               Chập chập thôi tại cheng cheng,

                                             Con gà trống thiển để riêng cho thầy.

                                             Đơm xôi thì đơm cho đầy 

                                             Đơm vơi thì thánh nhá thầy mất thiêng

   3. Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

   Mỗi con vật trong bài 3 là tượng trưng cho một loại người, một hạng người. Con cò tượng trưng cho người nông dân, hạng người dân thường, người nghèo ở làng xá. Cà cuống tượng trưng cho những kẻ tai to mật lớn như xã trưởng, lí trưởng, hạng người lợi dụng quyền thế, lợi dụng cơ hội để có miếng ăn. Chim ri, chào mào tượng trưng cho loại người giống như cai lệ, lính lệ trong làng, đây là hạng người cũng có chút ít quyền lực, thường thừa cơ ăn theo. Chim chíchđẽ làm ta liên tưởng tới nhừng anh mõ đi rao việc làng trong xă hội xưa.

   Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế thật là lí thú. Vì các con vật là hình ảnh sinh động của đủ loại, đủ hạng người trong một đám tang. Từ người bị nạn đến người lợi dụng tai nạn người khác để chè chén kiếm phần. Qua đó, nội dung bài ca dao trở nên châm biếm, phê phán sâu sắc hơn.

   Cảnh tượng trong bài hoàn toàn không phù hợp với một đám tang. Cái chết thương tâm, cái tang tóc của gia đình con cò trở thành dịp ăn nhậu, lao xao chia phần một cách vô lối.

  Bài ca này phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Đến nay hủ tục này vẫn còn.

   4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này? 

   Trong bài 4, chân dung "cậu cai” được miêu tả với những nét như sau:

  • Đầu đội “nón dấu đuôi gà”: chi tiết này chứng tỏ cậu cai là lính và chứng tỏ cũng là người có “quyền hành”.
  • “Ngón tay đeo nhẫn”: chi tiết này cho thấy cậu cai có vẻ cố" làm thêm ra dáng.
  •     Thế nhưng, áo quần thì phải “đi mượn”, “đi thuê”. Thật là thảm hại cho một con người “quyền hành” như thế. Hóa ra “quyền hành” của cậu cai chỉ là sự khoe khoang, cố làm ra vẻ bên ngoài để lòe đời bịp người mà thôi.

Nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này thể hiện ở mấy điểm:

  • Tác giả dân gian gọi anh cai lệ là “cậu cai” vừa như để lấy lòng, vừa như xếp anh vào hạng trai lơ để mỉa mai kín đáo.
  • Dùng cách định nghĩa về cậu cai ở hai dòng đầu, tác giả dân gian như bĩu môi mà nói rằng, đội nón lên rồi đeo nhẫn vào là thành cậu cai, chứ cai là cái thứ gì chứ.
  • "Ba năm được một chuyến sai" là dùng nghệ thuật phóng đại.Ý nói chẳng mấy khi cậu cai mới được một chuyến sai . Vì vậy chắng mấy cho nên áp quần quan có mấy lần mặc chẳng cần chuẩn bị làm gì để rồi mỗi lúc cần thì "đi mượn" hoặc "đi thuê", "Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê" cũng chính là sự phóng đại để to điểm chẳng mấy khi trên.

.                                   LUYỆN TẬP

   1. Nhận xét về sự giống nhau của bốh bài ca dao, trong các ý kiến da nêu, em   đồng ý với ý kiến sau:

   c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

   2. Những câu hát châm biếm nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau ở chỗ: lấy thói hư tật xấu của người đời để chê cười, châm biếm, dùng tiêng cười như một thứ vũ khí để xây dựng cho xã hội, con người ngày càng tốt đẹp hơn lên.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK