Trang chủ Lớp 6 Địa lý Lớp 6 SGK Cũ Chương II: Các Thành Phần Tự Nhiên Của Trái Đất Địa lí 6 Bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

Địa lí 6 Bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hãy cho biết

  • Đường đồng mức là những đường như thế nào?
    • Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.
  • Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình
    • Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm các đặc điểm hình dạng của địa hình: độ dốc
      • Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc
      • Các đường đồng mức càng thưa thì địa hình có độ dốc càng nhỏ.

Núi bị cắt ngang và hình trên bản đồ

(Núi bị cắt ngang và hình trên bản đồ)

1.2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ

Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

(Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn)

  • Hãy xác định trên lược đồ hình 44 (trang 51 SGK Địa lý 6) hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
    • Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây sang Đông.
  • Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
    • Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức: 100m
  • Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, và các điểm B1, B2, B3.
    • Độ cao của các đỉnh núi A1 (900m), A2 (trên 600m), và các điểm B1 (trên 500m), B2 (trên 650m), B3 (trên 550m).
  • Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
    • Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: 
    • 1cm trên lược đồ = 100.000cm ngoài thực địa.
    • Nếu đổi ra m thì 1cm trên lược đồ = 1000m ngoài thực địa.
    • Nếu đổi ra km thì 1cm trên lược đồ = 1km ngoài thực địa.
    • Vậy, khoảng cách từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là 7500m = 7,5km.
  • Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
    • Các đường đồng mức của núi A1 ở sườn phía tây dốc hơn sườn đông, vì các đường đồng mức nằm gần nhau.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm: Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi, thủy sản 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Đường đồng mức là đường nối những điểm có độ thấp so với mực nước biển.
    • B. Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển.
    • C. Đường đồng mức là đường nối những điểm có độ thấp đến độ cao so với mực nước biển.
    • D. Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao xuống độ thấp so với mực nước biển.
    • A. Càng dốc
    • B. Độ dốc càng nhỏ
    • C. Càng cao
    • D. Càng thấp

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 51 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 51 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 54 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 55 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 23 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 6

3. Hỏi đáp Bài 16 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK