Sinh học 6 Bài 12: Biến dạng của rễ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Một số loại rễ biến dạng

Một số loại rễ biến dạng

Hình 1: Một số loại rễ biến dạng

Nhóm

Tên cây

1: Rễ củ

Cây sắn, cà rốt, cây cải củ, củ đậu, củ khoai lang, củ từ,

2: Rễ móc

Cây tiêu, cây trầu không,

3: Rễ thở

Rễ cây đước, Cây mắm, cây bụt mọc, rễ cây bần

4: Giác mút

Cây tầm gửi, cây vặn niên thanh, cây đa, cây tơ hồng

...  

1.2. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của rễ biến dạng

Có 4 loại rễ biến dạng:

  • Rễ củ: Là rễ phình to thành củ, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả VD: Cây củ mì, củ cà rốt, củ cải,……
  • Rễ móc:  Rễ mọc từ thân hoặc cành trên mặt đất, móc vào trụ bám, giúp cây leo lên VD: Cây tiêu, cây trầu không,…
  • Rễ thở: Rễ mọc ngược lên trên mặt đất lấy oxi cung cấp cho các phần rễ ở dưới đất. VD: Cây bụt mọc, cây đước, cây mắm,….
  • Giác mút: Rễ mọc vào thân cây khác  lấy chất hữu cơ từ cây chủ VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng,…

STT

Tên rễ biến dạng

Tên cây

Đặc điểm của rễ biến dạng

Chức năng đối với cây.

1

Rễ củ

Cây cả củ

Cây cà rốt.

Rễ phình to

Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.

2

Rễ móc

Cây trầu

không, hồ tiêu, vạn niên thanh

Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

Bám vào trụ giúp cây leo lên.

3

Rễ thở

Cây bụt mọc,  cây mắm ,  cây bần.

Sống trong điều kiện thiếu không khí. Rễ mọc ngựơc lên trên mặt đất.

Giúp câu hô hấp trong không khí.

4

Giác mút

Cây tơ hồng, cây tầm gửi

Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

Lấy thức ăn từ cây chủ.

Bài 1:

Tìm thông tin trong cột B, cột C sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào câu trả lời.

Cột A: Tên rễ biến dạng

Trả lời

Cột B: Chức năng đối với cây

Cột C: Ví dụ

1. Rễ củ

2. Rễ móc

3. Rễ thở

4. Giác mút

1………..

2………...

3…………

4…………

A. Bám vào trụ giúp cây leo lên

B. Giúp cây hô hấp trong không khí

C. Chứa chất dự trữ cho cây

D. Giúp cây lấy TĂ từ cây chủ

  1. Củ cải
  2. Củ cà rốt
  3. Củ su hào
  4. Tơ hồng
  5. Trầu không
  6. Tầm gửi
  7. Cây mắm
  8. Bụt mọc

Hướng dẫn: 

1. Rễ củ: Củ cải, Củ cà rốt, Củ su hào

2. Rễ móc: Trầu không

3. Rễ thở: Bụt mọc, Cây mắm

4. Giác mút: Tầm gửi, Tơ hồng

3. Luyện tập Bài 12 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 42 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 42 SGK Sinh học 6

Bài tập 5 trang 20 SBT Sinh học 6

Bài tập 13 trang 24 SBT Sinh học 6

Bài tập 14 trang 24 SBT Sinh học 6

Bài tập 15 trang 24 SBT Sinh học 6

Bài tập 16 trang 24 SBT Sinh học 6

Bài tập 17 trang 24 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 12 Chương 2 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK