Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc bài thơ.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nghĩa của từ chân theo từ điển:
- (1): Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.
- (2): Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.
- (3): Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng.
- (4): Địa vị, chức vị của một người. (...)
- (5): Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ phương Tây (theo từ điển tiếng Việt 1991)
Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân:
Từ đồng:
(1) ruộng đồng
(2) đồng (kim loại)
(3) nghìn đồng (đơn vị tiền tệ)
(4) đồng lòng
Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số từ chỉ có một nghĩa: thận, gan, com-pa, ca-mê-ra, ...
Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân: đều dựa trên nghĩa gốc là bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng.
Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với một nghĩa. Nhưng trong một số văn bản nghệ thuật, từ vẫn có thể được dùng với nhiều nghĩa.
Câu 3* (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong bài thơ, từ chân được dùng với nghĩa chuyển sử dụng đồng thời với nghĩa gốc tạo nên những liên tưởng thú vị.
Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Ba từ chỉ cơ thể người: đầu, mũi, tay.
- Đầu: đầu trang sách, đầu đường, đầu cầu, đầu mối, đầu năm, đứng đầu lớp, lần đầu, ngồi đầu bàn, lá cờ đầu, ...
- Mũi: mũi kim, mũi kéo, mũi dao, mũi Cà Mau, mũi đất, mũi quân,...
- Tay: tay ghế, tay vịn cầu thang, tay nghề, tay súng giỏi, vào tay giặc, quyền hành trong tay, đàm phán tay ba, ...
Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người:
- Cánh hoa => cánh tay
- Cuống lá => cuống phổi
- Bắp chuối => bắp tay
- Quả quất => quả tim, quả thận
- Lá cam => lá phổi, lá gan
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
- cái cày --> cày ruộng
- cây viết --> viết chữ
- xe kéo --> kéo xe
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
- nắm cơm --> một nắm cơm
- bó củi lại --> hai bó củi
- gói bánh --> hai gói bánh
Câu 4* (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Tác giả đoạn trích nêu lên hai nghĩa của từ bụng:
- Nghĩa 1: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.
- Nghĩa 2: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung.
b. Nghĩa của từ bụng trong các trường hợp:
- ấm bụng: nghĩa 1
- tốt bụng: nghĩa 2
- bụng chân: (nghĩa chuyển) phần phình to giữa bàn chân và gối.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK