Soạn bài Từ mượn- Soạn văn lớp 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    Câu 1: Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau: 

  • Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ, bằng 3,33m (cần hiểu là rất cao)
  • Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

   Câu 2: Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?

    Các từ trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ tiếng Hán.

   Câu 3: Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?

  • Những từ được mượn từ tiếng Hán là: sứ giả, giang sơn, gan.
  • Những từ mượn tiếng Anh: ti vi, mít tinh, in-tơ-nét.
  • Những từ mượn tiếng Pháp: xà phòng, ra-đi-ô, ga.
  • Từ mượn tiếng Nga: xô-viết.

   Câu 4: Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn nói trên.

   Nêu nhận xét về cách viết các từ mượn trên:

   Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn thì có gạch nối các tiếng với nhau.

   Chú ý:

  • Ngoài từ thuần Việt, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt còn thiếu. Đó là các từ mượn.
  • Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).

  Bên cạnh đó còn có các từ mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga...

  • Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn thì ta nên dùng gạch nối các tiếng với nhau.
  • Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.

     LUYỆN TẬP

   1. Ghi lại các từ mượn trong các câu đã cho và nói rõ các từ ấy dược mượn của ngôn ngữ nào?

  • Trong câu a: bà, vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (đều là từ gốc Hán).
  • Trong câu b: linh đinh, gia nhân (đều là từ gốc Hán).
  • Trong câu c: Pốp, Mai-Cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét là những từ có gốc tiếng Anh. Ông, nhạc, quyết định, lãnh địa, chủ là những từ có gốc là tiếng Hán.

   2. Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau:

  1. khán giả:  người xem - khán: xem, giả: người. thính giả: người nghe - thính: nghe, giả: người. độc giả: người đọc - độc: đọc, giả: người.
  2. yếu điểm: điểm quan trọng - yếu: quan trọng, điểm: điểm

          yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng - yếu: quan trọng, lược; tóm tắt yếu nhân: người quan trọng - yếu: quan trọng,  nhân: người.

    3. Hãy kể một số từ mượn

      a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, héc-tô-mét, đề-ca-mét, đề-xi-mét, cen-ti-mét, mi-li-mét, ki-lô-gam, gam...

     b. Là tên cẩc bộ phận cái xe đạp: ghi đông, phanh (còn gọi là thắng), may-ơ (còn gọi là đùm), líp, lốp (còn gọi là vỏ xe), săm (còn gọi là ruột xe), v.v...

    c. Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, ô-tô, ca-nô, ti-vi, ăng-ten, cát-xét, cu-roa, v.v...

 

   4. Trong các cặp từ đã cho thì các từ mượn là: phôn, fan, nốc ao chỉ nên dùng từ phôn, fan khi giao tiếp với bạn bè (từ nôc ao có thể dùng rộng rãi hơn) nhưng người nghe phải là người đã hiểu biêt nghĩa của các từ đó.

 

   

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK