Hoá học 12 Bài 2: Lipit

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Khái niệm

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, cloroform, xăng dầu...

2.2. Chất béo

2.2.1. Khái niệm

  •  Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit… hầu hết chúng đều là các este phức tạp.
    • Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo, là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit.
    • Công thức tổng quát của chất béo với R1, R2, R3 có thể giống nhau hoặc khác nhau.

  • Một số axit béo thường gặp:
    • Axit panmitic: C15H31COOH
    • Axit stearic: C17H35COOH
    • Axit oleic: C17H33COOH
    • Axit linoleic: C17H31COOH

2.2.2. Tính chất vật lí của Lipit

  • R1, R2, R3: không no ⇒ Chất béo lỏng (dầu thực vật). Ví dụ: \({\left( {{C_{17}}{H_{33}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
  • R1, R2, R3: no ⇒ Chất béo rắn (mỡ động vật). Ví dụ: \({\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)

2.3. Tính chất hóa học của Lipit

2.3.1. Phản ứng thủy phân

  • Môi trường axit → axit béo + glixerol

​​\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5} + 3H_{2}O \rightleftharpoons 3RCOOH + C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)

  • Môi trường kiềm: (Phản ứng xà phòng hóa)

​\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5} + 3NaOH \xrightarrow[]{ \ t^0 \ }3RCOONa + C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)

Muối Na, K của axit béo: xà phòng. Ví dụ: C17H35COONa,  C17H35COOK, ...

2.3.2. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng

\((C_{17}H_{33}COO)_{3}C_{3}H_{5} + 3H_{2} \xrightarrow[175-190^{0}C]{Ni} (C_{17}H_{35}COO)_{3}C_{3}H_{5}\)

          Triolein (lỏng)                                                        (rắn)

  • Chú ý: Chất béo không no sẽ bị oxh bởi không khí → peoxit, chất này bị phân hủy tạo thành các anđehit có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.

2.4. Vai trò chất béo

Chất béo \(\xrightarrow[]{ \ Lipaza \ }\) axit béo + glixerol
                                   \(\downarrow\)
                              chất béo

3.1. Bài tập Lipit - Cơ bản

Bài 1: 

Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit thu được sản phẩm là

Hướng dẫn:

Tristearin có công thức là: (C17H35COO)3C3H5

Ta có phản ứng thủy phân lipit trong môi trường axit thu được axit béo và glixerol

\((C_{17}H_{35}COO)_{3}C_{3}H_{5}+3H_{2}O\rightarrow 3C_{17}H_{35}COOH+C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)

Bài 2: 

Thủy phân hoàn toàn 8,9 gam tristearin bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

Hướng dẫn:

Cũng là Tristearin nhưng lại thủy phân trong môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hóa)

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
0,01 mol                                     0,03 mol
 mmuối = 9,18g

Bài 3:

Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình gì?

Hướng dẫn:

Dầu ý nói lipit ở trạng thái lỏng.Còn mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo là nhắc đến lipit ở trạng thái rắn. Để chuyển đổi lipit từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn ta sử dụng quá trình Hidro hóa với điều kiện xúc tác Niken và nhiệt độ thích hợp.

Ví dụ: Với Triolenin: \((C_{17}H_{33}COO)_{3}C_{3}H_{5} + 3H_{2} \xrightarrow[175-190^{0}C]{Ni} (C_{17}H_{35}COO)_{3}C_{3}H_{5}\)

                                                 (lỏng)                                                          (rắn)

3.2. Bài tập Lipit - Nâng cao

Bài 1: 

Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit X thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là

Hướng dẫn:

\({n_{glixerol}} = 0,5mol \Rightarrow {M_X} = 888\)

(R1COO)C3H5(R2COO)=> R+ 2R=715 => R=237 (C17H33) và R=239 (C17H35)

⇒ 2 axit béo đó là: axit oleic (C17H33COOH) và axit stearic (C17H35COOH)

Bài 2: 

Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

Hướng dẫn:

  • Bảo toàn khối lượng:
    • \(\begin{array}{l} {m_{lipit}} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} \Leftrightarrow {m_{lipit}} + 1,61.32 = 1,14.44 + 1,06.18\\ \end{array}\)
    • \(\Rightarrow {m_{lipit}} = 17,72g\)
  • Bào toàn nguyên tố:
    • \({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 1,14{\rm{ }}(mol){\rm{ }};\,{n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2,12\,(mol)\)
    • \({n_{O\left( X \right)}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} - 2{n_{{O_2}}} = 2.1,14 + 1,06 - 2.1,61 = 0,12\,mol\)
  • X có công thức chung là  (RCOO- là các gốc axit có thể khác nhau trong cùng 1 phân tử)
  • Phản ứng:\({\left( {RCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3RCOONa + {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
    • \({n_X} = {n_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 1/6.{n_{O\left( X \right)}} = 0,02\,mol \Rightarrow {n_{NaOH}} = 3{n_X} = 0,06\,mol\)
  • Xét trong 7,088g X thì \({n_X} = 0,008\,mol \Rightarrow {n_{NaOH}} = 0,024\,mol\)
  • Bảo toàn khối lượng ta có:
    • mmuối  = \({m_X} + {\rm{ }}{m_{NaOH}} - {m_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 7,312\,g\)

4. Luyện tập Bài 2 Hóa học 12

Sau bài học các em cần nắm:

  • Khái niệm, phân loại, trạng thái tự nhiên và tầm quan trọng của lipit.
  • Tính chất vật lí, công thức chung về tính chất hóa học của chất béo.
  • Sử dụng chất béo một cách hợp lí

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 2 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao Chương 1 Bài Lipit

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 2.

Bài tập 1 trang 12 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 12 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 13 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 6 trang 13 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 2.1 trang 5 SBT Hóa học 12

Bài tập 2.2 trang 6 SBT Hóa học 12

Bài tập 2.3 trang 6 SBT Hóa học 12

Bài tập 2.4 trang 6 SBT Hóa học 12

Bài tập 2.5 trang 6 SBT Hóa học 12

Bài tập 2.6 trang 7 SBT Hóa học 12

Bài tập 3 trang 12 SGK Hóa học 12 nâng cao

Bài tập 5 trang 13 SGK Hóa học 12 nâng cao

5. Hỏi đáp về Bài 2: Lipit

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK