Em rất tự hào về lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ quê em. Dọc con đường trải dài nhiều km, hàng nghìn người nghẹn ngào xúc động, lũ lượt tiến về phía đền chính. Các cụ, các bà khăn đóng, áo dài, các anh, các chị đua nhau diện những bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa rước kiệu từ các địa phương đến đền thờ. Trời tháng ba mát mẻ. Nắng mùa xuân chiếu xuống cây cối tốt tươi. Rừng trúc, rừng tre sum suê, xanh tươi mát. Núi Ngũ Lĩnh trông thật kỳ vĩ và uy nghiêm khác thường. Đi theo kiệu rồng là tiếng người chiêng trống vang vang. Cổng đền Hùng ở sườn núi phía Tây. Muốn tham quan các đền thì trèo lên cao tổng cộng 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi. Đền Hùng mấy bậc thang, dưới chân đền là có hai cái giếng. Tương truyền, là giếng tắm của công chúa Mị Nương(hay còn gọi là công chúa của vua đời thứ 18). Lên cao hơn nữa là đền Hạ. Đây là nơi Âu Cơ sinh một trăm con trai, phân chia ra cai quản từng vùng. Người con cả ở lại thành Hùng Vương. Lên cao 200 bậc nữa mới đến đền Trung. Đây là nơi cùng với vua và Lạc Hầu, Lạc Tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đời Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng Thiên Vương( hay còn gọi là Thánh Gióng). Đi xuống các đền ở dưới, đi thêm khoảng 100 bậc nữa là lên núi Hùng, nơi thờ cúng Trời đất và tổ tiên. Nên người ta sắm lễ, bánh chưng, xôi, gà, hoa quả để làm vật dâng lên thành kính tưởng nhớ đến tổ tiên. Những người viếng đất tổ, đều một chung một mong muốn là được tưởng nhớ đến cội nguồn, gửi tới tổ tiên tấm lòng thành kính của con cháu qua nén nhanh, lễ vật. Theo phong tục, bất kì ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia Tô, là người Mường hay người Kinh, đều tới tâm niệm như thế. Bởi vậy sau lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc. Sau những giây phúc nghiêm trang thành kính của con cháu trước tổ tiên các cuộc vui, mở ra đủ kiểu, nhiều vẻ. Các cô gái Mường lấy chông như chiếc gậy sơn xanh đỏ gõ xuống mặt trống xen kẽ với dòng người gõ chiêng, cồng theo nhịp điệu lạ tai. Lại có cả dám nam, nữ cùng cầm gậy đập xuống máng gỗ nhịp nhàng. Rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp,... Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát, lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc. Em tự hứa sẽ học tập tốt để đền đáp công ơn của tổ tiên, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK