Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu 2  Cho câu: Khi mùa rét đến, cánh đồng...

Câu 2  Cho câu: Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình (theo Thạch Lam) Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể l

Câu hỏi :

Câu 2  Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

  1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
  2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ”của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

Câu 3  Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”,  Tô Hoài viết:

“Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

 Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

Câu 4  Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là  khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

ai trl dc mik se cho 5 sao aa, camon mn, nhanh nhaa

Lời giải 1 :

`@` `4th2`

`2)`

`-` "Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình"

`+` CN `1`: Cánh đồng

`+` VN `1`: chỉ còn lại trơ gốc rạ

`+` CN `2`: mẹ Lê

`+` VN `2`: lo sợ không ai mướn mình

`+` TN: khi mùa rét đến

`-` Nếu chuyển thành `2` câu đơn:

`->` Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ

`->` Khi mùa rét đến, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình

`+` Cả `2` câu sau khi tách thành câu đơn vẫn có ý nghĩa nên có thể vừa làm `2` câu đơn, vừa làm `1` câu ghép. Nhưng nếu là `1` câu đơn, thì vế `1` sẽ bổ sung được lí do mà mẹ Lê sợ không ai mướn mình, làm đầy đủ ý nghĩa hơn cho câu văn.

`-` Phần "cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ" sẽ trả lời cho câu hỏi "

`+` Vì sao mẹ Lê sợ không ai mướn mình?"

`+` Làm rõ ý nghĩa cho từ "không ai mướn" của câu hỏi

`3)`

`-` Trong câu trên, Tô Hoài dùng "dòng chảy" trong câu "Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt." là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang xúc giác, làm lời văn thêm sinh động và hài hòa hơn so với từ bay hay thổi. Từ đó làm cho mùi thơm của hương hồi thêm tinh tế, quyến rũ, câu văn miêu tả thêm sống động và hấp dẫn hơn.

`4)`

`-` Bài làm: 

Vào thứ `7` tuần trước, gia đình em có đi du lịch ở biển Vũng Tàu. Gia đình đi từ `4h` sáng nên khi đến nơi cũng là lúc bình minh xuất hiện. Từ phía xa, mặt trời dần nhô cao, mặt trời đỏ như lòng đỏ trứng gà cách tròn trĩnh và đều đặn. Mây trời trắng như những bức màn mờ ảo, sóng biển rì rào vỗ vào bờ. Gió nhè nhẹ thổi những màn sương trên núi kia. Những tia nắng đầu tiên nhẹ nhàng chạm vào những phiến lá xanh còn đọng lại hạt sương long lanh. Khung cảnh tuyệt đẹp cảnh bình minh như bức tranh thiên nhiên lộng lẫy và rực rỡ, làm cho em sau khi ngắm cảnh này cũng cảm thấy tâm trạng khoang khoái và mong chờ cho chuyến du lịch này nhiều hơn. Qua khung cảnh bình minh được ngắm, em cảm thấy vô cùng yêu thích và cảm giác may mắn khi ngắm được cảnh bình minh như vậy.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK