Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Lập dàn ý cho đề bài bên dưới (Người lái...

Lập dàn ý cho đề bài bên dưới (Người lái đò sông đà)Câu 2. của sự “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn

Câu hỏi :

Lập dàn ý cho đề bài bên dưới (Người lái đò sông đà)

image

Lập dàn ý cho đề bài bên dưới (Người lái đò sông đà)Câu 2. của sự “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn

Lời giải 1 :

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt, nêu nội dung chính của trích đoạn và vấn đề cần bàn luận, đánh giá.

II. Thân bài

1. Trích đoạn là vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

* Sinh thời Nguyễn Tuân rất tâm đắc với ý tưởng nghệ thuật của M.Groki: Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật. Một người như ông không có cái khuôn khổ vô hình nào câu thúc nỗi khát vọng thiên lương, khát vọng dùng văn chương để thưởng ngoạn thì con SĐ kia không chỉ hung bạo mà rất đỗi trữ tình, thơ mộng.

* Trữ tình, thơ mộng của sông Đà qua dáng vẻ

+ Nếu như trên thượng nguồn, con sông Đà hung bạo, cuồng nộ bao nhiêu thì đến khúc sông hạ lưu sông Đà lại trở nên dịu dàng, thơ mộng bấy nhiêu. Sinh thể Đà giang giờ chợt rùng mình thoát xác, trở thành một dòng sông-thiếu nữ, dòng sông trữ tình. Đó là 1 khoảng vọng mĩ nhân muôn kiếp đa tình trong đôi mắt và tâm hồn thi nhân muôn thưở.

+ Dáng vẻ sông Đà nhìn từ trên cao, từ xa: Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế manh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo...núi Mèo đốt nương xuân".

+ Con sông Đà tuôn chảy trong 1 không gian, tự nó như muốn khoe dáng hình kiều diễm như 1 mĩ nhân. Vẻ đẹp của dòng sông-thiếu nữ làm xiêu lòng người nghệ sĩ. Dòng sông như 1 bức tranh thủy mạc, đoạn văn như 1 bản nhạc.

+ Những câu văn của Nguyễn Tuân co duỗi nhịp nhàng, âm điệu uyển chuyển, hình ảnh hết sức thơ mộng, mơ màng. Nguyễn Tuân lồng cảnh vào cảnh, tình vào tình để thú nhận với chính mình về nỗi say đắm “phải lòng” trước vẻ duyên dáng, tuyệt mĩ của sông nước Đà giang và mây trời Tây Bắc như 1 dải lụa mềm khoác trên bờ vai, vương vấn trên “áng mun dài ngàn ngàn vạn sải”.

- Nước của sông Đà thay đổi biến ảo theo mùa trong năm:

+ Mùa xuân: “Dòng xanh màu ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô”.

+ Mùa thu: Nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở 1 người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Nguyễn Tuân chắc phải rất kì công quan sát để rồi miêu tả màu sắc biến ảo của sông Đà đẹp và tinh tế đến như vậy. Với Nguyễn Tuân thì sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, một vẻ quyến rũ và tình tứ mà không một dòng sông nào có được.

- Cảnh đôi bờ sông Đà:

+ “Cảnh ven bờ sông Đà lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Sông Đà không chỉ an yên, bình lặng trong hiện tại mà chắc có lẽ cũng bình lặng, ban sơ từ trong quá khứ.

+ Hai bên bờ sông Đà có nương ngô mới nhú mấy lá ngô non đầu mùa; cỏ gianh đang ra nõn búp; một đàn hươu đang ngồn búp có gianh đẫm sương đêm; những con cá dầm xanh quẩy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.

+ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Đây là vẻ đẹp quá khứ xa xăm, cổ kính nhuốm màu huyền thoại của sông Đà.

→ Sự hung hăng, cuồng nộ của sông Đà trên thượng nguồn là 1 nguồn sinh bồng bột, dồi dào, để nuôi dưỡng, bồi đắp cho sự trù phú, yên bình, thơ mộng và sự sống non trẻ nơi hạ lưu hai bên bờ. Sự sống của sông Đà nơi đây đang ngồn ngộn, tươi rói, trẻ trung, đang ẩn ấp, ngầm sinh sôi, chuyển động, kết giao... để tạo nên một diện mạo mới của con sông Đà nơi hạ lưu này.

* Trữ tình, thơ mộng của sông Đà qua tâm hồn

- Nhắc tới Nguyễn Tuân thì người ta thường nghĩ tới 1 chữ “ngông” tài hoa, uyên bác. Ông luôn tìm tòi trong cuộc sống muôn màu những điều bất ngờ, mãnh liệt. Ông đi nhiều nơi để “tìm thực phẩm cho tâm hồn, thay thực đơn cho các giác quan” và Nguyễn Tuân đã đến với Tây Bắc, với sông Đà. Bằng tài năng và sự tài hoa, đa tình, đa cảm đã dẫn dắt người nghệ sĩ Nguyễn Tuân về với những khoảng lặng em của dòng Đà giang thời tiền sử.

- Đã có lần Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cổ nhân. Sông Đà trở thành tri âm, tri kỉ, muôn đời với nhà văn. Từ góc độ này, Nguyễn Tuân không chỉ nhìn sông Đà giống 1 con người nữa mà sông Đà đã mang diện mạo của 1 thi sĩ đa tài, đa tình, không còn chút tâm địa độc ác nào mà chỉ thấy mối giao hòa thân ái giữa dòng sông với con người trong cảm thức của người cố nhân.

- Khi đi rừng lâu ngày gặp lại sông Đà thì: “Chao ôi, trong con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Sông Đà như 1 con người và hơn thế là 1 người nghệ sĩ tài hoa, 1 cố nhân lâu ngày gặp lại. Ba từ “nắng giòn tan” đã viết ra rồi thì không thể nào đúng hơn, hay hơn không thể nào đổi khác. (Đỗ Kim Hồi).

- Gặp lại sông Đà thì nó “Đằm đầm, ấm ấm như gặp lại cố nhân...”. Đây là cái đầm đầm, ấm ấm của niềm vui, sự tương phùng giữa 2 người bạn cố nhân của cái nắng mùa xuân trên dòng sông xuân, lâu ngày gặp lại nó dư sức làm thấm thía thêm niềm hạnh phúc được sống trên mặt đất này.

- Ở hạ lưu dòng sông Đà quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.

→ Nguyễn Tuân đã dành nhiều câu chữ đầy ắp cảm xúc để tái hiện lên dòng sông Đà trữ tình, thơ mộng bằng ngôn ngữ đầy chất thơ, vận dụng vốn hiểu biết về thi ca, hội họa, điện ảnh... để vẽ lên hình hài, tính cách dòng sông ấy. Có 1 nhà phê bình đã viết: Nguyễn Tuân đã để thơ trên sóng nước mới có 1 cô gái mĩ miều, duyên dáng trong ý nghĩ của mọi người như thế.

→ Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiểm có-Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

2. "Cái tôi" của Nguyễn Tuân trong văn bản

- "Cái tôi" mang trong mình sự kế thừa truyền thống “ngông” của các nhà nho tài hoa bất chí như Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Tản Đà... vừa tiếp nhận ảnh hưởng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa của văn hóa phương Tây hiện đại. 

- Biểu lộ quá sự khám phá, cảm nhận, phát hiện thiên nhiên ở phương diện văn hóa-thẩm mĩ.

- Qua khám phá, cảm nhận, phát hiện con người ở phương diện tài hoa-nghệ sĩ. - Nhà văn Góc-ki viết: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, nhà thơ Trần Dần cho rằng: “Nhà thơ là người phu chữ”...thì chúng ta có thể xem Nguyễn Tu Tuân là bậc thầy của ngôn từ, văn Nguyễn Tuân giống như một kho từ điển.

- Đó là một "cái tôi" tài hoa và uyên bác.

III. Kết bài

- Khái quát lại

- Nêu đánh giá và cảm nhận 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK