Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (nghị luận văn học)
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt làng quê. Truyện ngắn "Làng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Khi mới nghe tin dữ tinh thần của ông bị chấn động mạnh. Ông cảm thấy sững sờ choáng váng, cả cảm xúc và ngôn ngữ đều trở nên rối loạn: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi".Ông cất tiếng hỏi lại người đưa tin vì không thể tin được điều đó là sự thật. Đến khi người đưa tin xác nhận chắc chắn, ông Hai không còn đủ khả năng ngồi lại để tiếp tục câu chuyện. Ông đánh trống lảng để che giấu cảm xúc của mình, để có thể đi về mà mọi người không chú ý. Trên đường trở về ông vẫn nghe rõ lời nguyền rủa của người đàn bà tản cư: " Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đữa một nhát!". Ông cảm thấy vô cùng nhục nhã: "Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi".Về đến nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ trẻ nước mắt trào ra khi nghĩ đến lúc chũng bị giẻ dúng hắt hủi ông đã thốt lên thành lời vừa tủi nhục vừa giận vừa lo lắng mà thốt lên: "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi giờ đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy". Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân ông Hai thương con, thương làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian. Suốt mấy hôm liền ông không giám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài "Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy...".Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống đầy thử thách và căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư, mà dẫu chẳng đuổi thì ông cũng không còn mặt mũi để ở nhờ. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ khi bị tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Ông không thể đi đến đâu vì "đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi". Nhưng cho dù là vậy ông cũng sẽ không trở về làng chợ Dầu:" Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng có nghĩa là bỏ kháng chiến bỏ cụ Hồ". Sau một hồi suy nghĩ, ông đã đưa đến một quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù". Điều đó chứng tỏ, dù tình yêu làng có thiết tha tới đâu nhưng không thể so sánh được với tình yêu nước. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khi được đưa vào tình thế bắt buộc lựa chọn, họ sẽ hy sinh lợi ích cá nhân, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích chung lên hàng đầu. Ông Hai dằn vặt, khổ tâm về quyết định của mình. Ông Hai hỏi con về cha mẹ về quê hương để bày tỏ sự gắn bó với làng. Ông hỏi con về tình cảm với cụ Hồ với kháng chiến để giãi bày tình cảm yêu nước. Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động, những suy nghĩ đối lập nhau cứ luôn quanh quẩn trong đầu ông, yêu quê, nhớ quê thật nhưng khi nghe tin quê hương theo giặc thì trong ông vẫn cháy lên một niềm tin tưởng sắt đá, tin tưởng vào cụ Hồ, tin tưởng vào cách mạng. Chính niềm tin ấy đã giúp ông vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy. Cuộc trò chuyện với con trai, nhưng thực chất là cuộc độc thoại nội tâm của ông Hai, ông đang tự an ủi mình, tự nhắc nhở mình luôn vững tin vào cách mạng.
Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc, Kim Lân đã làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước thiết tha sâu nặng của ông Hai. Ông càng dằn vặt đau khổ khi phải thù làng bao nhiêu thì lại cho thấy ông yêu làng bấy nhiêu. Tình yêu làng gắn với tình yêu nước đây chính là điểm mới về tình yêu nước của người nông dân sau cách mạng.
( bạn tham khảo bài mình tự làm này nhé)
Ông lão đang náo nức, "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Một người đàn bà tản cư vừa cho con bú vừa ngấm nguýt khi nhắc đến làng Dầu. Cô ta cho biết làng Dầu đã theo giặc chẳng “tinh thần” gì đâu. Ông Hai nhận cái tin ấy như bị sét đánh ngang tai. Càng yêu làng, hãnh diện tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở: ''Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất: "Thật là tuyệt đường sinh sống! [..] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.". Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ... Và "nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK