Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Tính từ : cao , cao vút , xanh ....

Tính từ : cao , cao vút , xanh . Bài 3 (2 điểm) Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi (1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệ

Câu hỏi :

Tính từ : cao , cao vút , xanh .

Bài 3 (2 điểm) Đọc phần văn bản dưới đây rồi trả lời câu hỏi

(1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

(2) Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. (3) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. (4) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.

(5) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. (6) Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

(Theo Những kì quan thế giới)

  1. Phần văn bản trên có bao nhiêu trạng ngữ? Đó là những trạng ngữ nào?
  2. Chỉ ra 10 từ ghép Hán Việt có trong phần văn bản trên.
  3. Phần văn bản trên có bao nhiêu câu ghép? Đó là những câu nào?
  4. Phần văn bản trên có bao nhiêu cầu đơn? Đó là những câu nào?

Bài 4 (2 điểm) Cách diễn đạt trong hai dòng thơ sau có điểm chung gì thú vị?

Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm

 (Mưa xuân trên biển - Huy Cận)

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

(Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan)

Bài 5 (1,5 điểm) Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong các câu sau:

  1. Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao

(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch)

  1. Con rùa mày có cái mai

Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra

(Đồng dao Việt Nam)

Bài 6 (3 điểm) Chép thuộc lòng 7 dòng thơ tiếp theo câu thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi:

Nơi con tàu chào mặt đất

  1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. Trong đoạn thơ tác giả đã vận dụng những biện pháp tu từ nào? Viết ra từ ngữ thể hiện các biện pháp tu từ đó.

Bài 7 (3,5 điểm) Trong một đoạn văn từ 8 đến 10 câu, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình yêu thương của người ông với người cháu được thể hiện trong bài thơ sau:

Ông vật thi với cháu

Keo nào ông cũng thua

Cháu vỗ tay hoan hô:

"Ông thua cháu, ông nhỉ!"

Bế cháu ông thủ thỉ:

"Cháu khỏe hơn ông nhiều !

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng."

                                                                     (Ông và cháu - Phạm Cúc)

Lời giải 1 :

`#Lo ryBernie`

Câu `3`:

`-` Các trạng ngữ:

`+` Lúc hoàng hôn

`+` Dưới ánh trời vàng

`- 10` từ ghép Hán Việt:

`+` huy hoàng

`+` kiến trúc

`+` điêu khắc

`+` hoàng hôn

`+` uy nghi

`+` thâm nghiêm

`+` thế kỉ

`+` rêu phong

`+` tuyệt diệu

`+` nhân dân

`-` Câu ghép:

`+` Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.

`+` Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

`-` Câu đơn:

`+` Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ `XII`.

`+` Toàn bộ khu đền quay về hướng tây.

`+` Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.

`+` Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính.

Câu `4`: 

`@` Điểm chung: So sánh thuyền buồm và trụ bê tông như cây cối, mang lại cảm giác gần gũi, thiên nhiên tươi mát.

`-` "Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm": Mưa xuân với những giọt nước tưới mát, làm cho những chiếc thuyền căng buồm ra khơi phấn khới.

`-` "Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây": So sánh trụ bê tông với mầm cây đang vươn lên khỏi mặt đất, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự phát triển không ngừng của công trình xây dựng.

Câu `5`:

`-` Các cặp từ trái nghĩa:

`+` gần `><` xa

`+` đứt `><` nối

`+` thấp `><` cao

`+` ngắn `><` dài

`+` vào `><` ra

Câu `6`:

"Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…"

`-` Tác phẩm: Cửa sông - Quang Huy

`-` Biện pháp tu từ:

`+` Nhân hoá (Cửa sông tiễn người ra biển)

`+` So sánh (Mây trắng lành như phong thư)

 Câu `7`:

          Bài thơ "Ông và cháu" của Phạm Cúc đã khơi dậy lên tình cảm sâu sắc giữa ông và cháu. . Qua từng câu thơ, ta cảm nhận được sự gắn bó, yêu thương vô bờ bến của người ông dành cho đứa cháu nhỏ. Ông dành thời gian chơi trò chơi với cháu, ông chấp nhận thua vì ông luôn muốn cháu vui vẻ, đôi môi rạng rỡ nụ cười. Những lời khen ngợi của ông là nguồn động lực to lớn cho cháu. Tình yêu thương ấy là món quà vô giá mà người cháu được nhận từ người ông của mình.

Lời giải 2 :

Bài 3

Phần văn bản trên có 5 trạng ngữ, đó là :

-Từ đầu thế kỉ XII, Lúc hoàng hôn, mặt trời lặn, dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra các ngách.

Bài 4

- Hai câu thơ trên có cách diễn đạt gợi hình, mô tả rất tinh tế, với những hình ảnh sống động, thú vị.

+) Câu thơ đầu tiên "Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm" mô tả cảnh mưa xuân đang rơi một cách nhẹ nhàng và tươi mát, khiến cho cây buồm cảm thấy được sự bồi đắp và tươi tốt hơn. Sự liên kết giữa mưa xuân và cây buồm trong câu thơ cho chúng ta thấy sự phụ thuộc, cộng sinh của các yếu tố tự nhiên trong tự nhiên.

+) Câu thơ thứ hai "Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây" mô tả sự phát triển của trụ bê tông giống như một mầm cây vừa mới nảy mầm, bắt đầu phát triển và trưởng thành. Sự so sánh giữa trụ bê tông và mầm cây thể hiện sự đan xen, gắn kết giữa những vật liệu nhân tạo với thiên nhiên.

⇒ Cả hai câu thơ đều sử dụng hình ảnh của thiên nhiên và sự phát triển của thực vật để mô tả những đối tượng nhân tạo

Bài 5

Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao

(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm dịch)

- Có 3 cặp từ trái nghĩa. Đó là : gần - xa ; dứt - nối ; thấp - cao

Con rùa mày có cái mai

Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra

(Đồng dao Việt Nam)

Có 2 cặp từ trái nghĩa. Đó là : ngắn-dài ; vào-ra

Bái 6

-7 dòng thơ tiếp theo : 

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non.

- Đoạn thơ trên trích trong trong bài Cửa sông. Tác giả Quang Huy

- Cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá). Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng

cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Bỗng nhớ vùng núi non

Bài 7 

Một số ý chính cho bạn.

-  Giới thiệu Tác giả -> bài thơ

- Nội dung bài thơ:

+) Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.

- Phân tích từng câu thơ:

+) "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.

+) "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.

+) "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.

=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.

+) "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.

=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.

+)"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"

-> BPNT: 

--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.

--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.

- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 

+) Xúc động trước tình ông cháu thân thương.

+) Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.

- Tổng kết:

+) Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.

+) Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.

ĐÁNH GIÁ 5 SAO VÀ CHO MIK CTRLHN NHÉ!

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK