Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2 yếu ớt so với quý 1, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ của nước này lập kỷ lục mới trong tháng 6/2023. Những số liệu này là bằng chứng mới nhất về đà phục hồi đang ngày càng đuối của kinh tế Trung Quốc, đồng nghĩa nền kinh tế toàn cầu năm nay sẽ thiếu vắng một đầu tàu tăng trưởng.
Nền kinh tế Trung Quốc đang đuối sức rõ rệt. Báo cáo GDP quý 2 của Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm các biện pháp kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng, cũng như các điều chỉnh chính sách nhằm giúp phục hồi niềm tin ở khu vực kinh tế tư nhân và đẩy mạnh tăng năng suất lao động
Tăng trưởng kinh tế mất đà giữa lúc người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng và xuất khẩu tụt dốc đang đặt ra sức ép ngày càng lớn đòi hỏi Bắc Kinh triển khai các biện pháp kích cầu mới, nhưng một gói kích thích quy mô lớn có thể khiến gánh nặng nợ nần thêm căng thẳng. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản và tình hình tài chính bấp bênh của các chính quyền địa phương càng khiến bức tranh kinh tế Trung Quốc thêm phần ảm đạm.
Mở bài:- Năm 1978 Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa, cải cách mở cửa.
- Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới nhưng hiện nay đang chững lại (đạt 6,9% năm 2015)
+ Giá trị xuất khẩu: thứ 3 thế giới
+ Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, đạt 18110 USD/người (năm 2017)
Nội dung chính: + Qúa trình phát triển Nền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nền kinh tế đang phát triển định hướng thị trường kết hợp kinh tế kế hoạch thông qua các chính sách công nghiệp và chiến lược kế hoạch 5 năm. Kinh tế Trung Quốc chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các doanh nghiệp có vốn sở hữu hốn hợp, mặc dù vậy khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển trong hệ thống chủ nghĩa xã hội thị trường. Doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 60% giá trị vốn hóa thị trường của Trung Quốc vào năm 2019, đóng góp tới 100% GDP của Trung Quốc tương đương 15 nghìn tỷ USD vào năm 2021, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp 60% còn lại. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của tất cả các DNNN của Trung Quốc, bao gồm cả những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đạt 8,08 nghìn tỷ USD.
+Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa, và nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP kể từ năm 2014, đây là chỉ tiêu mà theo một số người là thước đo chính xác hơn về quy mô thực sự của nền kinh tế. Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai theo GDP danh nghĩa kể từ năm 2010 nhờ tận dụng tốt tỷ giá hối đoái biến động trên thị trường. Thậm chí có một dự báo chính thức nói rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028. Trong lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.
+Sự kết hợp của các yếu tố như già hóa dân số nhanh, tỷ lệ sinh giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cùng với việc kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại làm cho kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
-Kết luận:
-Thứ nhất, trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp, đất nước muốn chống được tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và liên tục trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã đạt liên tục trong 25 năm, tốc độ tăng trưởng đã tương đối khá, một số năm đã đạt 8-9%, nhưng vẫn còn thấp hơn Trung Quốc. Không phải không có lý giải khi có nhiều người đề nghị mục tiêu tăng hai chữ số.
Thứ hai, để tăng cao và liên tục, Trung Quốc đã có tỷ lệ tích lũy rất cao, trong khi của Việt Nam dù đã tăng lên nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc. Muốn tăng tích lũy thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đành rằng, trong kinh tế thị trường, tiêu dùng cũng là động lực của tăng trưởng, nhưng tiêu dùng của một bộ phận dân cư đã vượt xa cả số làm ra thì nền kinh tế nào cũng không thể chấp nhận được. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, nhưng có tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54,1%, thấp nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập thế giới; trong khi tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên trên 70%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.
Thứ ba, tăng lượng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, nhưng hệ số ICOR (suất đầu tư trên một đơn vị tăng trưởng) của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995, trong 5 năm qua đã tăng lên khoảng 5 lần (nghĩa là có 1 đồng GDP tăng thêm, cần có thêm 5 đồng vốn đầu tư), cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc. Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn. Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, nhưng việc trừng trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hàng nghìn quan chức bị tử hình, trong đó có những người giữ chức vụ rất cao.
Để giảm độ nóng của tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang điều chỉnh lại việc đầu tư, nhưng chủ yếu là giảm đầu tư vào các ngành phát triển quá nóng như sắt thép, nhôm, xi măng, năng lượng, giáo dục, giao thông,...
Thứ tư, theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc. Tính chất của tăng trưởng (phát sinh không phải từ đổi mới công nghệ trong sản xuất mà từ gia công là chủ yếu, khiến phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng từ bên ngoài); sức cạnh tranh còn thấp do năng suất sản xuất còn yếu kém; thị phần trong xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn (59%). Có một vấn đề quan trọng khác là sự phân bố và thụ hưởng kết quả của tăng trưởng giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn có chênh lệch lớn, mà Trung Quốc cũng đang phải rút ra và có sự điều chỉnh, nhưng không dễ dàng.
Thứ năm, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Trung Quốc luôn luôn ở vị thế xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì thế giới. Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỉ USD; năm 2005 tuy đã giảm xuống nhưng vẫn còn trên 4,5 tỉ USD.
Thứ sáu, mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc loại thấp (bình quân năm trong thời kỳ 2001 - 2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hóa lớn hơn cầu, sức mua của dân cư, đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định; gần đây, đồng nhân dân tệ có tăng giá hơn chút ít mặc dù Mỹ liên tục đòi Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ mạnh hơn nhiều.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK