Trang chủ Sinh Học Lớp 12 Ba hợp tử cùng loài đều nguyên phân. Số tế...

Ba hợp tử cùng loài đều nguyên phân. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ nhất bằng 25% so với số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ hai. Sau một số lần nguyên ph

Câu hỏi :

Ba hợp tử cùng loài đều nguyên phân. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ nhất bằng 25% so với số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ hai. Sau một số lần nguyên phân hợp tử thứ 3 hình thành số tế bào con chứ 256 NST. Tổng số NST trong các tế bào con phát sinh từ cả 3 hợp tử là 896. Biết bộ NST lưỡng bội của loài bằng 32. Xác định: 1. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử, 2. Số NST đơn môi trường cung cấp cho các hợp tử trên.

Lời giải 1 :

`1 .`

Gọi số lần nguyên phân của hợp tử thứ nhất `,` hợp tử thứ hai và hợp tử thứ ba lần lượt là `: k_1 ; k_2` và `k_3` `(` `k_1 ; k_2 ; k_3 in N )`

Theo bài ra `,` ta có `:`

$\begin{cases} 2^{k_1} = \dfrac{1}{4} . 2^{k_2}    ( 1 ) \\ 2^{k^3} . 2n = 256   ( 2 ) \\ ( 2^{k_1} + 2^{k_2} + 2^{k_3} ) . 2n = 896   ( 3 ) \end{cases}$

Từ `( 1 )` `=> 4 . 2^{k_1} = 2^{k_2}`

Từ `( 2 )` `=> 2^{k_3} . 32 = 256`

`<=> 2^{k_3} = 256 : 32 = 8`

`<=> k_3 = 3`

Từ `( 3 )` `=> ( 2^{k_1} + 2^{k_2} + 2^{k_3} ) . 32 = 896`

`<=> 2^{k_1} + 2^{k_2} + 2^{k_3} = 896 : 32 = 28`

Thay `: 2^{k_3} = 8 ; 2^{k_2} = 4 . 2^{k_1}` `,` ta có `:`

`2^{k_1}  + 4 . 2^{k_1} + 8 = 28`

`<=> 5 . 2^{k_1} = 20`

`<=> 2^{k_1} = 4`

`<=> k_1 = 2`

Do đó `:` `2^{k_2} = 4 . 2^2 = 16`

`<=> k_2 = 4`

Vậy `:` `k_1 = 2 ; k_2 = 4 ; k_3 = 3`

`2 .`

Số NST đơn môi trường cung cấp cho các hợp tử trên là `:`

$\begin{cases} \text{ hợp tử thứ nhất } : 32 . ( 2^2 - 1 ) = 96 ( NST ) \\ \text { hợp tử thứ hai } : 32 . ( 2^4 - 1 ) = 480 ( NST ) \\ \text { hợp tử thứ ba } : 32 . ( 2^3 - 1 ) = 224 ( NST ) \end{cases}$

 

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Gọi số lần nguyên phân của hợp tử thứ nhất là $a$

 Gọi số lần nguyên phân của hợp tử thứ hai là $b$

 Gọi số lần nguyên phân của hợp tử thứ ba là $c$

Bộ NST lưỡng bội của loài là $2n=32$

$1.$

Số tế bào con được  tạo ra từ $a$ lần nguyên phân từ hợp tử thứ nhất là :

$2^a$

Số tế bào con được  tạo ra từ $b$ lần nguyên phân từ hợp tử thứ hai là :

$2^b$

Số tế bào con được  tạo ra từ $a$ lần nguyên phân từ hợp tử thứ ba là :

$2^c$

Lại có :

Số tế bào con được sinh từ hợp tử thứ nhất bằng $25\%$ số tế bào con được sinh ra từ hợp tử thứ hai :

`->2^a=25%2^b<=>2^a=1/4\.2^b(1)`

Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ hợp tử thứ ba là $256$ NST

$2n.2^c=256$

`<=>32.2^c=256`

`<=>2^c=8`

`=>c=3`

Tổng số NST trong các tế bào con phát sinh từ cả 3 hợp tử là $896$

$2n(2^a+2^b+2^c)=896$

`=>2^a+2^b+2^c=28`

`<=>1/4\.2^b+2^b+8=28`

`<=>5/4\.2^b=20`

`=>2^b=16`

`=>b=4`

Thay vào $(1)$ ta được :

$2^a=$`1/4\.16=4`

`=>a=2`

Vậy số lần nguyên phân của mỗi hợp tử là :

Hợp tử $1$ là  $2$

Hợp tử $2$ là  $4$

Hợp tử $3$ là  $3$

$\\$

$2.$

Số NST đơn môi trường cung cấp cho các hợp tử là :

Hợp tử 1 : $2n(2^a-1)=32.(2^2-1)=96$ NST

Hợp tử 2 : $2n(2^b-1)=32.(2^4-1)=480$ NST

Hợp tử 3 : $2n(2^c-1)=32.(2^3-1)=224$ NST

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK