Ở london có trình diễn dã thú. Muốn xem, người ta phải trả tiền hay mang chó và mèo đến ném cho thú ăn.
Vì muốn xem thú, có ông bắt một con chó nhỏ trên đường phố và đem đến gánh xiếc. Tất nhiên ông này được cho vào, trong khi con chó nhỏ bị ném vào lồng cho sư tử ăn thịt.
Con chó nhỏ cụp đuôi nấp ở góc chuồng, mà sư tử cứ tiến tới đánh hơi.
Con chó nhỏ bèn cuộn tròn lưng lại, chổng vó lên trời và vẫy đuôi.
Sư tử lấy chân chạm vào chó, đẩy lăn đi.
Con chó nhỏ chồm dậy và ngồi lên hai chân sau.
Sư tử nhìn con thú bé bỏng, quay đầu qua quay đầu lại, song không chạm đến chó nữa.
Khi chủ ném cho miếng thịt, sư tử xé một mẩu dành cho con chó nhỏ.
Chiều đến, khi sư tử nằm xuống ngủ, con chó nhỏ cũng nằm xuống bên cạnh, gối đầu vào chân sư tử.
Chó và sư tử sống với nhau cùng một chuồng từ ngày ấy, sư tử không bao giờ hại con chó nhỏ, mà chỉ ăn thức ăn của mình, ngủ với chó và thậm chí còn chơi với chó nữa.
Một hôm có người đến gánh xiếc, nhận ra con chó nhỏ của mình, ông bảo với người chủ gánh xiếc là con chó của ông và ông muốn xin lại. Tất nhiên người chủ sẵn lòng trả chó cho ông thôi; song ngay khi họ gọi con chó, có ý muốn đưa nó ra khỏi chuồng, sư tử gầm lên, bờm dựng đứng.
Con chó nhỏ và sư tử sống trong chuồng suốt năm.
Một năm sau con chó nhỏ ốm chết. Sư tử bỏ ăn, cứ ngửi và liếm xác con chó nhỏ mãi, lấy chân chạm vào con chó.
Khi biết chó đã chết, sư tử bỗng chồm dậy, bờm dựng lên, đập đuôi vào sườn, quăng mình vào tường cắm song sắt và sàn chuồng.
Sư tử cứ quăng mình khắp chuồng suốt ngày, gầm rú, và rồi nằm xuống bên cạnh con chó nhỏ đã chết. Người chủ đưa xác chó đi, nhưng sư tử không cho ai đến gần.
Nghĩ sư tử sẽ quên nỗi buồn phiền nếu có con chó khác, người chủ bỏ con chó thứ hai vào chuồng, con này thì còn sống. Nhưng sư tử lập tức xé phăng nó ra làm nhiều mảnh. Rồi sư tử lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và nằm không động đậy suốt năm ngày.
Ngày thứ sáu sư tử chết.
1. đọc kĩ đoạn 3 ( từ '' một hôm chó ốm chết '' đến ''năm ngày liền'' và 4 ( câu cuối truyện ) của văn bản.
a) em hãy thống kê hành động của sư tử trong đoạn 3 , hành động ấy cho thấy trạng thái tình cảm gì ở sư tử?
b) so sánh độ dài 2 đoạn . tại sao lại có sự khác nhau như vậy
2. Có ý kiến cho rằng truyện sư tử và chó con mang dáng dấp của 1 truyện ngu ngôn . tuy nhiên , so với kết cấu của truyện ngụ ngôn thì tác phẩm còn thiếu 1 phần , đó là phần gì ? chủ đích của Tolstoy là gì
`1)`
`a)`
`-` Hành động của sư tử: ''bỏ ăn, cứ ngửi và liếm xác con chó nhỏ mãi, lấy chân chạm vào con chó'', ''chồm dậy, bờm dựng lên, đập đuôi vào sườn, quăng mình vào tường cắm song sắt và sàn chuồng'', '' quăng mình khắp chuồng suốt ngày, gầm rú, và rồi nằm xuống bên cạnh con chó nhỏ đã chết'', ''không cho ai đến gần xác của con chó'', khi có một con chó khác được người chủ bỏ vào chuồn sư tử '' lập tức xé phăng nó ra làm nhiều mảnh'', ''lấy chân ôm lấy người bạn bé bỏng đã chết của mình và nằm không động đậy suốt năm ngày''
`=>` Hành động ấy cho thấy trạng thái tình cảm của sư tử:
`+` Buồn bã, đau khổ, đau lòng khi con chó mất
`+` Việc quăng mình vào tường, sàn chuồng cho thấy sự đau khổ tột cùng, sự giận dữ với cái chết của người bạn
`+` Tất cả những hành động trên đều chứng tỏ tình cảm sâu sắc mà sư tử dành cho con chó nhỏ.
`b)`
`-` Đoạn `3` dài hơn đoạn `4`, đoạn `4` chỉ có `1` câu duy nhất.
`-` Lí do có sự khác biệt đó:
`+` Đoạn `3` dài hơn bởi vì đoạn này miêu tả chi tiết hơn các hành động, cảm xúc của sư tử khi đối diện với cái chết của người bạn. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự đau khổ, tuyệt vọng của sư tử, đồng thời khắc họa rõ nét tình cảm sâu sắc giữa hai loài vật.
`+` Đoạn `4` rất ngắn gọn vì đoạn này tập trung vào kết cục bi thảm của câu chuyện, cái chết của sư tử là một cái kết đau lòng.
`=>` Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự đau khổ, tuyệt vọng của sư tử, đồng thời khắc họa rõ nét tình cảm sâu sắc giữa hai loài vật.
`2)`
`-` Điểm giống với truyện ngụ ngôn: Dùng biện pháp nhân hóa các con vật, sau đó dùng hình ảnh các nhân vật đó để mang tính chất giáo dục, đề cập đến tình bạn hay một thông điệp ý nghĩa.
`-` Thiếu `1` phần không giống truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn thường có một bài học rút ra rõ ràng ở cuối câu chuyện. Trong câu truyên trên, mặc dù người đọc có thể tự rút ra bài học về tình bạn nhưng tác giả không đưa ra một bài học cụ thể nào.
`=>` Chủ đích của tác giả: Muốn để ngỏ cho người đọc tự suy ngẫm và rút ra bài học cho riêng mình. Ông muốn khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc về tình bạn, sự sống và cái chết.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK