Lời giải chi tiết:
`-` Vị trí địa lí:
`+` Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa
`+` Gần xích đạo
`+` Có đường bờ biển dài
`+` Tiếp giáp với biển Đông.
`-` Địa hình:
`+` Có nhiều đồi núi
`+` Địa hình chia cắt mạnh.
`-` Biển:
`+` Có diện tích lớn
`+` Là nơi hội tụ nhiều nguồn lợi sinh vật.
`@` Tác động đến khí hậu:
`-` Vị trí địa lí:
`+` Nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
`-` Địa hình:
`+` Địa hình chia cắt mạnh ->` Tạo điều kiện cho gió mùa hoạt động mạnh mẽ
`->` Phân hóa khí hậu theo mùa và theo không gian.
`-` Biển:
`->` Biển Đông có tác động làm giảm độ chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè
`->` Làm cho khí hậu nước ta ấm áp quanh năm.
`@` Tác động đến sinh vật:
`-` Vị trí địa lí:
`+` Nằm trong khu vực nhiệt đới
`+` Nơi hội tụ nhiều loài sinh vật.
`-` Địa hình:
`+` Địa hình đa dạng
`->` Tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật sinh sống.
`-` Biển:
`->` Nơi hội tụ nhiều nguồn lợi sinh vật
`->` Nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển.
`@` Tác động đến địa hình:
`-` Vị trí địa lí:
`+` Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
`+` Lượng mưa lớn
`->` Điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm thực, bào mòn địa hình.
`-` Địa hình:
`+` Chia cắt mạnh
`+` Nhiều núi cao
`->` Điều kiện thuận lợi cho quá trình xói mòn, bồi tụ địa hình.
`-` Biển:
`->` Có tác động bào mòn
`->` Bồi tụ địa hình ven biển.
Biển Đông là biển lớn thứ 2, thuộc Thái Bình Dương, diện tích 3.477 triệu km².
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
- Biển tương đối kín, phía Bắc và phía Tây là lục địa, phía Đông và Đông Nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Các nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển này (theo chiều kim đồng hồ từ Bắc) gồm: Việt Nam, Trung Quốc và Philippin, Indonesia, Brunnei, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia, Đài Loan.
- Nước ta có hơn 3.360 km bờ biển, hơn 3.000 nằm trên thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; căn cứ theo công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước ra có vùng biển bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý (chưa tính vùng biển của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) tính theo đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982. Phần lớn các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta gắn gới các hoạt động khai thác trên biển như dầu khí, du lịch, thủy sản, giao thông vận tải, đóng tàu... giá trị thu được từ các ngành kinh tế này chiếm trên 40% GDP của cả nước. Do vậy, biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm và liên quan mật thiết đến tình hình an ninh, chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
- Biển Đông là tuyến đường giao thông huyết mạch, vị trí chiến lược quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông và Châu Á. Đây là tuyến đường nhộn nhịp thứ hai của thế giới (mỗi ngày có khoảng 150 đến 200 tàu các loại qua lại trên biển Đông, có khoảng 50% số tàu có trọng tải 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải 30.000 tấn trở lên. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và cả Trung Quốc. Đây được coi là con đường huyết mạch vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% thương mại được vận chuyển bằng đường biển của thế giới có đến 45% trong số đó phải đi qua biển Đông.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK