`pngh`
`a,` Không nhất thiết làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.Việc sử dụng các từ tiếng Anh có thể là một phần của quá trình phát triển và tiếp cận với văn hóa và kiến thức quốc tế. Sử dụng các từ tiếng Anh có thể mang lại nhiều lợi ích, như mở rộng từ vựng, giao tiếp hiệu quả với người nước ngoài và tham gia vào cộng đồng quốc tế.
`b,` Em đồng ý với nhận xét rằng đi tham quan, du lịch sẽ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết và trải nghiệm. Khi đi tham quan và du lịch, chúng ta có cơ hội khám phá những địa điểm mới, trải nghiệm văn hóa, lịch sử và đặc sản của các vùng miền khác nhau.
`c,` Ý kiến của em là vai trò của gia đình với mỗi người rất quan trọng.Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt giá trị văn hóa, truyền thống và đạo đức cho mỗi thành viên.
`d,` Em cho rằng việc đọc truyện truyền thuyết, cổ tích có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ em và người lớn. Đọc truyện giúp mở rộng tầm hiểu biết, khám phá thế giới và phát triển trí tưởng tượng.
Tiếng Việt đã có hàng ngàn năm lịch sử. Trải qua bao chặng đường phát triển. Tiếng Việt-tiếng mẹ đẻ của dân tộc ta đã vượt qua mọi trở lực: chính sách đồng hóa của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa, chính sách ngu dân của thực dân Pháp... để trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, có bản sắc, đầy tiềm năng. Đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt xứng đáng là công cụ giao tiếp và công cụ tư duy quan trọng nhất và đắc lực nhất của mọi người dân Việt Nam. Chúng ta tự hào chính đáng về điều này, để từ đó có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn sự trong sáng và vẻ đẹp, sự giàu có của tiếng mẹ đẻ “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý giá của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh). Vậy mà ngày nay, việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Không ít thanh thiếu niên chúng ta đang có tình trạng sử dụng tùy hứng các ngôn ngữ có nguồn gốc châu Âu trong giao tiếp bằng tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Anh. Có thể nói, gần đây nó đã trở thành trào lưu trong giới trẻ. Sự tùy tiện, thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, trong nhiều trường hợp đã không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp mà tạo ra một sự phản cảm. Giới trẻ thường sử dụng tiếng lóng lai căng, pha giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Họ không ngần ngại nói với tất cả các đối tượng tham gia hội thoại bằng các dạng cấu trúc như:“ok thầy”,“thank- kiu cô”,“sorry bạn”. Trường hợp cấu trúc phức hợp hoặc nhiều yếu tố tham gia như câu chẳng hạn, họ thường chọn một yếu tố nước ngoài được cho là trọng điểm thông báo xen vào cấu trúc Việt ngữ. Chẳng hạn, “trông con bé kute quá”; “anh ấy handsome thật!”, “mình là fan của anh ấy”, “nhóm ấy toàn bọn chuẩn men”; “các superstar thích xài mobile loại xịn”, “Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl, hay có người còn lên facebook đăng dòng tin nhắn: “cô ấy là Idol của tao đấy”, kèm với hình chụp. Hiện tượng này không còn ở phạm vi giới trẻ mà đã trở thành “hội chứng” của xã hội. Việc sử dụng từ ngữ ngoại lai theo kiểu vô thức cũng làm cho nhiều đối tượng “quen” đến mức quên mất cả từ tiếng Việt tương ứng. Chẳng hạn, thay vì nói “tạm biệt” sẽ là “bye” hoặc “bye bye”; lời xin lỗi đơn giản là “sorry nha!”; cảm ơn cũng ngắn gọn “thanks”…
Sự tùy tiện và phần nào là sự kém hiểu biết trong vay mượn các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trong các hoạt động giao tiếp sẽ tạo nên sự pha tạp, lai căng, thậm chí lố bịch. Hành vi này không những thể hiện “tài năng” ngoại ngữ không đúng lúc mà còn làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, gây cảm giác khó chịu cho người tham gia giao tiếp. Những nét đẹp truyền thống được hun đúc, tích tụ hàng ngàn năm của tiếng Việt có thể bị phá vỡ, thay vào đó là một sự pha tạp, lai căng, chắp vá làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Không ai dám chắc rằng sẽ không có nguy cơ tiếng Việt sẽ biến mất bởi chính những người Việt trẻ. Tiếng Việt dần dần sẽ không còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam ta nữa.
Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan. Giới trẻ chúng ta, đặc biệt là học sinh, sinh viên là những người tiếp xúc với khoa học, công nghệ nhiều và có điều kiện tiếp nhận nhanh, nhất là trong thời kì công nghệ thông tin; internet đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Mỗi lúc rảnh rỗi lại lôi ra lướt facebook, xem phim... và thứ “ngôn ngữ mạng” ấy rất dễ thâm nhập vào các đối tượng này. Giới trẻ thích cái mới, cái lạ, thích học hỏi và tiếp thu những thứ đó và tạo ra cái của riêng mình, dần dần nó xuất hiện trong lời nói, câu chữ. Nó được sử dụng nhằm thể hiện cá tính, tâm lý thích đổi mới, ưa cái lạ, chuộng cái hay của giới trẻ. Ngôn ngữ lai căng dùng mãi sẽ trở thành quen, có thể dẫn đến việc giới trẻ sử dụng chệch hướng, biến nó thành ngôn ngữ trong nhà trường, trong các văn bản. Xa hơn nữa, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tư duy. Nguyên nhân khách quan. Nhận thức và trách nhiệm của gia đình cũng chưa theo kịp với những xu hướng của lớp trẻ. Nhiều bậc phụ huynh còn cổ súy cho lối đua đòi vô lối của con cái. Nhà trường và các tổ chức xã hội thường không để ý đến những khía cạnh mang tính cực đoan của xu hướng này. Các nội dung giáo dục hầu như chưa hề đả động đến một giải pháp cụ thể mà chỉ mới dừng lại ở “khẩu hiệu” hô hào “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà thôi.
Vậy làm thế nào để chúng ta giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt và hạn chế dùng các từ tiếng Anh trong giao tiếp thiếng Việt? Theo tôi, bản thân các bạn trẻ,đặc biệt là học sinh, sinh viên cần tự ý thức dược việc không nên dùng tiếng Anh như một thứ tiếng lai căng, pha tạp như thế. Anh là anh mà Việt là Việt. cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Cha mẹ cần nhắc nhở, khuyên bảo khi còn dùng tiếng Anh không đúng phương pháp, ngữ cảnh, mục đích giao tiếp. Nhà nước cần có các văn bản quy định cụ thể về cách sử dụng tiếng nước ngoài trong các loại hình văn bản, trên các hình thức truyền thông, quảng cáo. Ở nhà trường, bên cạnh việc giáo dục cho học sinh thấy rõ được cái đẹp, cái tinh tế, bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt chúng ta, với phương châm: có hiểu mới yêu, có yêu mới trân trọng, mới làm tốt việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các thầy cô giáo phải là tấm gương trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Ngôn ngữ của các thầy cô giáo phải trong sáng, chuẩn mực, phù hợp với quy tắc và phong cách tiếng Việt.
Chúng ta cần phải ghi nhớ một điều ,tiếng mẹ đẻ chính là cội nguồn văn hoá của dân tộc, là gốc rễ của đất nước. Nếu không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta có thể quên cách chúng ta cầm đũa để ăn nhưng không thể quên đi thứ tiếng nói của mình. Chính vì vậy chúng ta hãy giữ gìn nó thật trong sáng và giàu đẹp.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK