Phân tích 8 câu thơ đầu của bài thơ việt bắc của tố hữu lập dàn ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt, nêu nội dung 8 câu đầu
II. Thân bài
* 8 câu đầu: Khung cảnh và tâm trạng của cuộc chia tay giữa cán bộ và Việt Bắc
(Kẻ ở và người đi)
— Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình-nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời ki cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hổi. Và cử thế sợi nhớ, sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi “Ta-mình" của đôi lứa yêu nhau. Đúng như lời thơ Chế Lan Viên từng viết: “Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn đảo đạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những
kỉ niệm ân tỉnh có bao giờ quên được. a. Lời ướm hỏi của Việt Bắc: 4 câu đầu
→ Việt Bắc là một những hoài niệm lớn của những ngày kháng chiến, những hoài niệm được đặt trong không gian thấm đẫm chất trữ tỉnh. Cho nên ngay từ những dòng thơ mở đầu, Việt Bắc mở ra khung cảnh chia tay giữa núi rừng, trong đó 4 dòng thơ đấu là tiếng nói Việt Bắc với người miền xuôi, và cũng 4 câu thơ như vậy viết về cảm xúc của người
miền xuôi như để đáp lại người Việt Bắc. Kết cấu đối đáp đã tạo nên những suy nghĩ về tấm lòng người ở, người đi thuỷ chung son sắt. - Sử dụng lối đối đáp “minh"-ta", quen thuộc trong ca dao, dân ca:
+ "Việt Bắc" là bài thơ về mặt hình thức có kết cấu rất đặc biệt, là đối thoại (Việt Bắc với cán bộ) nhưng thực chất là độc thoại nội tâm của chủ thể trữ tình. Lối đối đáp “minh” “ta” là lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca, giữa nam và nữ ("anh-em", “vợ chống") để nói về tình yêu đối lửa, tình cảm riêng tư. Lối đối đáp tựa như khúc hát trữ tỉnh của các liền anh, liễn chị trong “giã bạn" hay "Tiễn dặn người yêu". Ở đây, Tố Hữu dùng lối đối đáp này để nói về tình cảm lớn, tình cảm cộng đồng như: Lòng yêu nước, sự
gắn bỏ giữa nhân dân với cán bộ. + Sử dụng sáng tạo lối đối đáp này Tố Hữu đã chuyển tải được 1 nội dung chính trị quan trọng là cuộc chia tay lưu luyến, nghĩa tinh giữa kẻ ở và người đi thắm nồng, keo sơn mà ta đã từng bắt gặp đầu đó trong ca dao, dân ca
Mình về ta chẳng cho v hat e
Ta nắm lấy áo ta để câu thơ Câu thơ ba chữ rảnh rảnh
Chữ "trung", chữ "hiểu", chữ "tình" là ba
Chữ "trung" thì để phần cha Chữ hiếu phần mẹ đôi ta chữ tỉnh.
Hay
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhờ hàm răng mình cười " - Sử dụng điệp từ “nhớ”: Điệp từ nhớ xuất hiện tới 4 lần trong khổ thơ với nhiều sắc thái khác nhau làm cho nỗi nhớ thêm cồn cao da diết:
+ Nhớ “15 năm ấy”: Nhớ đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) và năm (1941) Bác Hồ về nước chọn Việt Bắc làm căn cứ địa Cách mạng cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 1954. Ngôn ngữ của đoạn thơ không chỉ đằm thắm trong những từ xưng hô đầy sáng tạo mà còn ở những từ ngữ khơi gợi bao nhiêu nỗi nhớ. Với 4 chữ “minh" gắn liền cởi 4 chữ "nhớ" trong một đoạn thơ. Nỗi nhớ ấy chẳng phải nồng nàn tha thiết lắm sao! Nỗi nhớ như một dòng chảy xuyên suốt 4 câu thơ, đồng thời tác giả trực tiếp sử dụng những từ ngữ biểu hiện trạng thái cảm xúc như "thiết tha”, “mặn nồng”. Thậm chí có những từ tưởng như chỉ là một hư từ, rỗng về nghĩa như chữ " a y^ prime prime nhưng nó thật có giá trị, nó làm cho khái niệm thời gian 15 năm trở thành 15 năm kỉ niệm, gợi nhớ tới câu thơ của Lưu Trọng Lư: Cải thủa ban đầu lưu luyến ấy/Nghìn năm hồ dễ ai quên.
+ Nhớ “núi”, nhớ “nguồn”: Là nhớ đến không gian, thiên nhiên của Việt Bắc, nhở những kỉ niệm đã từng gắn bó.
+ Điệp từ "minh" để nhấn mạnh, nhắn gửi người về.
- Sử dụng cặp đại từ “minh”, “ta” một cách sáng tạo:
+ Một sự kiện chính trị đã được chuyển hóa thành thơ ca theo cách tâm tình hỏa, đây là 1 nét đặc trưng trong lối thơ trữ tình-chính trị của Tố Hữu. Việc “dởi d hat o ^ prime prime (Việt Bắc là thu đô của cuộc kháng chiến, Tố Hữu gọi Việt Bắc là “Thủ đô gió ngàn") đã thành câu chuyện ân tỉnh, thủy chung của cách mạng với người dân miền núi VB, với quá khứ, với chính mình.
+ Trong tiếng Việt thi đại từ “mình” và “ta” được dùng để chỉ ngôi thứ 1 nhưng ở đây, Tổ Hữu lại dùng khi thì ở ngôi số 1, khi thì ngôi số 2 để nhấn mạnh rằng mình chính là ta mà ta cũng chính là mình, tuy 2 nhưng mà 1, trong cán bộ có nhân dân và trong nhân dân có cán bộ, thủy chung, son sắt như 1.
Mình về, minh có nhớ ta
Hay:
Mình về mình có nhớ không?
- Lời chia tay lại có kết cấu của hai câu hỏi. Một câu hỏi bao trùm cả thời gian: Có nhớ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Một câu hỏi bao trùm cả không gian: Có nhớ “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn". Đó là những câu hỏi rất giàu giá trị tu từ, nó như xoảy sâu vào kí ức của người miền xuôi, nó như dồn nén bao nhiêu kỉ niệm của mười lăm năm sâu nặng nghĩa tỉnh với những buồn vui, những gian khổ mà gắn bỏ tử những ngày ngọn lửa hồng của cách mạng được chính chủ tịch Hồ Chí Minh khơi lên từ Pắc Bó, cho tới những ngày độc lập rồi kháng chiến thành công. Đó cũng là 15 năm với bao nhiêu thiết tha mặn nồng. Trong khi đó câu hỏi: “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”, lại bao trùm cả không gian, không phải gợi nhớ kỉ niệm mà làm cho khoảng cách không gian giữa miền xuôi và Việt Bắc như xích lại nhau trong một chữ nhớ nhìn cây nhớ núi”; “nhìn sông nhớ nguồn". "Cây" và “sông” là biểu tượng của không gian miền xuôi vời vợi, với vùng cao trong biểu tượng “núi” “nguồn”. Chữ "nhớ" đặt giữa “cây” và “núi”; “sông” và “nguồn” như có sự kết nối không gian cách trở vời vợi ấy trong tâm tưởng, như xoá nhoà sự chia li.
→ Việt Bắc là tiếng nói trữ tinh giữa khung cảnh chia tay của những người kháng chiến với đồng bảo vùng cao, nhưng lại được mở đầu bằng tiếng nói của người miền ngược, Tổ Hữu như muốn nói cái tỉnh của đồng bảo Việt Bắc với Bác Hồ, Trung ương Đảng, những người kháng chiến thật sâu sắc biết bao nhiêu, thuỷ chung đến chừng nào.
b. Lời người ra đi và tâm trạng buổi chia tay: 4 cầu sau — Là người, ai cũng có một miền đời để nhớ để thương. Có những mảnh đất tuy không phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng vẫn không bao giờ phai mờ trong tâm khám. Bởi đó là máu thịt, là nơi ghi lại kỷ niệm đẹp nhất của một đời người. Như Chế Lan Viên đã từng triết lý: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đất bỗng hóa tâm hồn. * Nét cổ điển:
Nằm trong kết cấu của mạch đối đáp, sau tiếng hát đưa tiễn của người Việt Bắc
Tiếng ai tha thiết bên cồn
đẩy nhớ thương, mặn nồng là lời đáp của người về xuôi Bông khoảng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay....
- Mới đọc 4 câu thơ dường như khung cảnh tiễn đưa này chúng ta đã gặp và phảng phất đâu đó trong văn chương nhưng cũng có nét mới, nét hiện đại. Là sự li biệt giữa Thúy Kiểu-Kim Trọng hay cuộc chia tay I đi không trở lại của người chính phủ và chính phụ trong “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn). Nếu như người Việc Bắc gửi theo bước chân của người miền xuôi với bao nhiêu nỗi nhớ thì trong lời đối đáp của người miễn xuôi cũng đầy ắp những bâng khuâng tha thiết qua đại từ “minh”, “ta” thì người về xuôi lại sử dụng đại từ "ai" để khẳng định sự gắn bó với người ở lại. Ai có thể là đại từ để hỏi nhưng ở đây đó chính là đại từ phiếm chỉ, rất gần cách nói của ca dao: "Nhớ ai bồi hồi bồi hồi" hay như Tú Xương một nhà thơ trào phủng bậc nhất của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng rất trữ tỉnh, tha thiết trong chữ "ai" như vậy: “Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”, “Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô". Đó là những chữ “ai” đẩy yêu thương.
- Còn người về xuôi trước những tiếng tha thiết của người đưa tiền đã xúc động ra sao? Tố Hữu đã diễn tả một cách hết sức chính xác tâm trạng của người về xuôi qua những chữ “bâng khuâng”, bồn chồn". “Bâng khuảng" là tâm trạng chất chứa những nhớ thương bao trùm cả không gian với bao nhiêu kỉ niệm, không dừng lại một kỉ niệm nào. Còn “bồn chồn" cũng là từ chỉ tâm trạng nhớ thương, những đó là tâm trạng không thể kim nén bên trong mà biểu hiện qua bên ngoài như nét mặt bồn chồn mong đợi. Như nỗi nhớ người yêu trong ca dao, dân ca “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm”, “Nhớ ai ra ngắn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ a i^ bullet bullet
- Hình ảnh “Áo chăm": Trong cuộc chia li ở "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn cũng đã sử dụng hình ảnh "áo chăm": Ảo chàng đỏ tựa rằng pha Ngựa chẳng sắc trắng như là tuyết in đã đem đến màu sắc cổ điển cho cuộc tiến đưa. Dùng “áo chăm" để nói người Việt Bắc, cũng để nói cả Việt Bắc đang tiễn đưa người kháng chiến về xuôi. Ta chợt nhớ câu thơ của Lưu Quang Vũ viết về bản tay của những người yêu nhau:
Khi chia tay ta chỉ nắm tay mình Điều chưa nói bàn tay đã nổi
Mình đi rồi hơi ẩm còn để lại
Còn bồi hồi trong những ngón tay ta - Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn ấy còn được thể hiện một cách hết sức tinh tế qua nhịp điệu 2 câu thơ tiếp theo:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gi/hôm nay...
Câu thơ lục bát vốn có nhịp chẵn như nhịp thơ đều đặn của ca dao Việt Nam, nhưng với 2 câu thơ này tác giả đã tạo nên những đột biển trong nhịp điệu như một đảo phách trong âm nhạc, đột ngột chuyển sang những nhịp lẻ, như ta đã phân tích. Cách ngắt nhịp của câu thơ đã tạo nên 1 khoảng dừng, đây là giây phút bịn rịn, luyến lưu của tâm trạng, họ không nói nên lời mà chỉ có những cái bắt tay trong nghẹn ngào, những ảnh mắt đầy cảm xúc đã nói lên tất cả. Đó chính là nhịp bồn chồn của bước đi. Đoàn Thị Điểm trong “Chinh phụ ngâm khúc” đã tả cái bồn chồn ấy bằng một câu thơ rất giàu hình ảnh:
Bước đi một bước dây đây/lại dừng. Tổ Hữu không ta mà dùng nhạc tinh của câu thơ với nhịp lẻ liên tiếp nhau để diễn tả trạng thái bồn chồn ấy. Ta như thấy người đi và người ở dùng dằng bên nhau không nỡ đứt, như thế đôi bàn tay của người ở kẻ đi bịn rịn, không muốn rời xa. Đưa người ta không đưa sang sông
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
("Tống biệt hành"-Thâm Tâm)
(Thêm: Phân tích dấu...)
* Nét hiện đại: Cuộc tiễn đưa có nhớ thương nhưng không buồn đau mà mang niềm vui, niềm tin của những con người đã làm nên chiến thắng. Có nhớ thương đến cồn cao, da diết, có bồn chồn nhưng không hề đẫm lệ vi chia tay không phải để li biệt, để chia xa mãi mãi mà chia tay để tin tưởng và hẹn ngày đoàn viên.
→ Việt Bắc chỉ với tám dòng thơ mở đầu, người đọc cảm nhận một cách khá đầy đủ âm hưởng chung của cả bài thơ, âm hưởng khúc hát đối đáp, khúc hát ru nhẹ nhàng sâu lắng. Cùng với ngôn ngữ đậm màu sắc trữ tình của ca dao chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc đặc trưng trữ tỉnh chính trị của thơ Tố Hữu.
III. Kết bài
- Khái quát lại
- Nêu đánh giá, cảm nhận
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK