Giúp tớ câu này với mọi người
1. Thể thơ năm chữ
Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả
2. Nội dung chính của đoạn thơ là thời kỳ hoàng kim của ông đồ, khi ông đồ vẫn được người đời kính trọng và thời kỳ chữ Nho vẫn được tôn sùng
3. Chữ "mỗi" và "lại" được sử dụng để diễn tả việc có tính lặp đi lặp lại thường xuyên hàng năm giống như một thông lệ, phong tục, khung cảnh quen thuộc
4.
thảo: viết chữ hoặc vẽ tranh (một cách tài hoa, điêu luyện, tràn ngập nghệ thuật, tinh túy hồn cốt dân tộc)
5
Biện pháp so sánh "Như phượng múa rồng bay"
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và nhấn mạnh được vẻ đẹp của chữ Nho do ông đồ viết. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp tài hoa của những nét chữ Nho và sự kính trọng của thời đại với chữ Nho lúc bấy giờ
6
Trong bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên, hai khổ thơ đầu đã diễn tả được thời kỳ hoàng kim vàng son của ông đồ và chữ Nho. Hình ảnh thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" đã cho thấy khung cảnh có tính lặp đi lặp lại thường xuyên hàng năm giống như một phong tục, thông lệ quen thuộc hàng năm. Khi Tết đến xuân về, hoa đào nở là người dân sẽ được chứng kiến khung cảnh quen thuộc của ông đồ già. Hai câu thơ "Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua" đã diễn tả được hình ảnh của những ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ ở bên đường phố đông người qua lại. Câu thơ "Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc khen ngợi tài" đã cho thấy được sự trọng dụng, kính nể, tôn sùng tuyệt đối mà ông đồ nhận được. Biện pháp so sánh "Như phượng múa rồng bay" đã nhấn mạnh được vẻ đẹp của chữ Nho do ông đồ viết. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp tài hoa của những nét chữ Nho và sự kính trọng của thời đại với chữ Nho lúc bấy giờ. Em đã cảm nhận được thời kỳ hoàng kim vàng son của ông đồ khi chữ Nho vẫn còn được trọng dụng.
1. - Thể thơ : ngũ ngôn
- PTBĐ : Biểu cảm
2. ND chính : Mỗi khi Tết đến xuân về, ông đồ được mọi người chờ mong, chờ đón và ngưỡng mộ, ngợi khen tài hoa viết câu đối.
3. Hai chữ "mỗi", "lại" thể hiện sự xuất hiện đều đặp, tuần hoàn của ông đồ vào mỗi dịp tết đến, xuân về; thể hiện thái độ chờ mong và reo vui, hò hởi, chào đón của mọi người trước sự xuất hiện của ông.
4. "Thảo" có nghĩa là viết ra, chỉ nét nọ liền nét kia, viết nhanh một cách điêu luyện, nghệ thuật.
5.
- Hoán dụ : "Hoa tay" ( chỉ tài năng, sự khéo léo, điêu luyện của ông đồ )
- So sánh : "Như phượng bay rồng múa"
→ Tác dụng :
+ Làm cho câu thơ thêm phần sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc.
+ Khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh ông đồ với đôi bàn tay già, gầy cùng nét chữ mềm mại, uốn lượn, bay bổng, phóng khoáng, có hồn.
+ Thể hiện sự ngưỡng mộ, khâm phục của tác giả trước tài năng của ông đồ; trân trọng những nét giá trị lâu đời của văn hóa Việt Nam xưa.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK