ĐỀ 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”
( Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?
“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”
Câu 2: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó?
Câu 3: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích từ 7-10 câu có sử dụng một từ láy và chỉ rõ.
Câu 4: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
1.
“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi,
TN
mấy người học trò cũ / đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp
CN VN
2.
Biện pháp so sánh "họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ" là một hình ảnh so sánh đặc sắc. Biện pháp so sánh đã diễn tả đầy sức gợi hình, gợi cảm xúc và diễn tả được sự ngập ngừng, e sợ, nhút nhát của những cậu học trò mới vào lớp một. Người đọc có thể hình dung được tâm thế thường gặp của những học sinh mới vào lớp một là sự e sợ, rụt rè, lạ lẫm trường lớp. Rồi mai đây, tại mái trường này, các em học sinh sẽ được bồi dưỡng tri thức, chắp cánh ước mơ để bay đến chân trời mình ước mơ. Biện pháp so sánh "như đá một quả banh tưởng tượng" đã diễn tả được sự e dè, nhút nhát thậm chí là hoảng sợ của những học sinh mới vào lớp một. Các bạn chưa có được dũng khí để tiến bước về phía trước
3
Trong trích đoạn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, tâm trạng của nhân vật tôi đã được diễn tả vô cùng rõ nét và sinh động. Người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được sự nhút nhát, e dè, bỡ ngỡ của nhân vật tôi cũng như của các học sinh khác. Biện pháp so sánh "họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ" là một hình ảnh so sánh đặc sắc. Biện pháp so sánh đã diễn tả đầy sức gợi hình, gợi cảm xúc và diễn tả được sự ngập ngừng, e sợ, nhút nhát của nhân vật tôi- cậu học trò mới vào lớp một. Người đọc có thể hình dung được tâm thế thường gặp của những học sinh mới vào lớp một là sự e sợ, rụt rè, lạ lẫm trường lớp. Nhân vật tôi vừa ngập ngừng vừa muốn bước về phía trước. Biện pháp so sánh "như đá một quả banh tưởng tượng" đã diễn tả được sự e dè, nhút nhát thậm chí là hoảng sợ của nhân vật tôi. Nhân vật tôi chưa có được dũng khí để tiến bước về phía trước. Hình ảnh "đang run run theo nhịp bước rộn ràng" đã khẳng định được tâm trạng lo lắng, hoảng sợ ấy. Tóm lại, tâm trạng của nhân vật tôi là tâm trạng lo lắng, nhút nhát, rụt rè, có chút hoảng sợ trong ngày đầu đi học.
* từ láy được in đậm
4.
Đối với mỗi con người, sự giáo dục nhà trường có một vai trò cực kì quan trọng và thiết yếu. Thật vậy, nhà trường không chỉ là nơi cung cấp tri thức mà còn là nơi có tầm quan trọng trong việc quyết định thành công của mỗi người. Đầu tiên, nhà trường là nơi trang bị hành trang tri thức cơ bản cho mọi học sinh. Mỗi học sinh khi đến trường sẽ được nhận nền giáo dục quốc dân, chương trình giáo dục cơ bản để học tập và ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức đó là những kiến thức cơ bản nền tảng để cho các em học sinh có thể vững bước xây dựng tương lai sau này. Các thầy cô chính là những người truyền đạt những kiến thức đó cho học sinh bằng tất cả những sự nhiệt huyết và cái tâm dạy học của mình. Thứ hai, nhà trường là nơi truyền đạt tình yêu của các em học sinh đối với một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Nhờ việc học tập dưới mái trường, các em học sinh sẽ được nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống, tình yêu một lĩnh vực nào đó để mà lớn lên bằng sự phát triển toàn diện về cả thế chất lẫn tinh thần. Cuối cùng, nhà trường chính là nơi chắp cánh ước mơ để các em học sinh đi đến chân trời mơ ước của mình. Nhờ có sự dạy dỗ, tình yêu và truyền cảm hứng của các thầy cô, các em sẽ được tiếp thêm sức mạnh, động lực để sau này vững bước đi đến chân trời và mảnh đất thực sự dành cho các em. Từ mái trường, các em sẽ có đủ sức mạnh để đến được nơi mà mình muốn đến sau này. Chính vì vậy, nền giáo dục thế hệ trẻ ở nhà trường và các cơ sở giáo dục chính là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của một quốc gia, dân tộc.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK