Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Anh ngồi lặng lẽ Dưới cội mai vàng Dài bao...

Anh ngồi lặng lẽ Dưới cội mai vàng Dài bao thương nhớ Mùa xuân nhân gian Anh ngồi rực rỡ Màu hoa đại ngàn Mắt như suối biếc Vai đầy núi non.... Tuổi xuân đa

Câu hỏi :

Anh ngồi lặng lẽ Dưới cội mai vàng Dài bao thương nhớ Mùa xuân nhân gian Anh ngồi rực rỡ Màu hoa đại ngàn Mắt như suối biếc Vai đầy núi non.... Tuổi xuân đang độ Màu xuân ngọt lành Theo chân người lính Về từ núi xanh... Câu 1:Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp và tác dụng của cách ngắt nhịp trong bài thơ? Câu 2: Em hãy cảm nhận như thế nào về ba khổ thơ? Câu3:Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Dồng dao mùa xuân là gì ? Câu 4:Tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 Câu 1 : cách ngắt nhịp : nhịp thơ linh hoạt , nhịp 2/2 có câu 1/3

 tác dụng : mang lại giai điệu đồng dao , gợi cảm giác mất mát , sự tiếc thưng của tác giả dành người lính

Câu 2 : trong những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bài "Đồng dao mùa xuân" là một trong những tác bài thơ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt nội dung của bài thơ được thể hiện rõ nhất qua ba khổ thơ cuối, đó chính là sự hóa thân của người lính vào đất trời. Người lính hiện lên với dáng ngồi lặng lẽ dưới cội mai vàng cùng với đó là nỗi nhớ thương dài rộng, to lớn với trần gian vào xuân. Những người lính trong bài thơ không chỉ hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, bi tráng mà còn mang vẻ mộng mơ với lý tưởng cao đẹp qua khổ thơ: "Anh ngồi rực rỡ... Vai đầy núi non". Những người lính với dáng ngồi cao lớn cùng biện pháp tu từ so sánh, phóng đại mà đôi mắt, bờ vai của họ như chứa đựng cả thiên nhiên đất trời, mang một phần đất nước. Vì trọng trách của quê hương, Tổ quốc đang ở trên vai, những người lính cần phải quyết tâm, cố gắng cùng nhau chiến đấu để bảo vệ, dành lại độc lập cho dân tộc ta. "Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành", tuổi trẻ của người lính đang trong thời kỳ thanh xuân tươi đẹp cùng với ngày xuân của đất nước đã hòa quyện với nhau tạo nên sự dung hợp giữa người và cảnh, giữa cá nhân với tập thể. Kết lại ba khổ thơ là câu thơ: "Theo chân người lính/ Về từ núi xanh" đã cho thấy sự hi sinh tuổi trẻ tươi đẹp của những người lính để giành lại độc lập, mang về mùa xuân hòa bình cho dân tộc ta. Như vậy với thể thơ bốn chữ, ngôn từ thơ tinh tế, hình ảnh thơ trong sáng, bình dị kết hợp với các biện pháp tu từ, Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy vẻ đẹp của những người lính trên chiến trường sẵn sàng hiến dâng bản thân cho quê hương, đất nước, gì một tương lai tươi sáng, giàu đẹp hơn.

Câu 3 : cảm xúc chủ đạo của bài thơ đồng dao mùa xuân là tình yêu Tổ quốc , quê hương , đất nước và con người

Câu 4 : tình cảm cảu tác giả được thể hiện trong bài thơ là bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc , sự hi sinh cao cả của những người lính

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK