Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Thuyết minh về cây lúa. Giải giúp em với ạ.......

Thuyết minh về cây lúa. Giải giúp em với ạ.... câu hỏi 6569467

Câu hỏi :

Thuyết minh về cây lúa.

Giải giúp em với ạ....

Lời giải 1 :

Việt Nam được thế giới biết đến là một đất nước với một nền nông nghiệp lâu đời, phát triển từ rất sớm. Do vậy, từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt.

Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.

Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.

Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.

Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.

Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.

Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Lời giải 2 :

Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Cây lúa thuộc loại cây thân mềm, ưa bóng râm. Cây lúa phát triển theo các giai đoạn khác nhau, phải qua quá trình chăm bón và tưới tiêu tỉ mỉ, cần mẫn của người nông dân mới có được bông lúa màu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kỳ con gái trông giống như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mơn mởn. Cây lúa dài như những thanh kiếm, thỉnh thoảng có làn gió thổi qua lại như các chiến binh đang vung gươm nghe thật vui tai. Thân lúa mảnh và dài, gồm các lớp vỏ bao dầy bọc vào nhau, như những cánh tay đang ôm để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình diện mạo mới, không phải là màu xanh mướt, trẻ trung đầy sức sống nữa mà lại là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương thật đặc biệt, đó là mùi của tình quê, của chất quê gần gũi, thân quen, của những tấm lòng cần cù, chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ màu vàng, bên trong là hạt cơm trắng ngần, chắc mẩy chỉ nhìn thấy là đã mắt. Hạt lúa trắng ngần đó là tinh túy của mồ hôi, công sức những người lao động mang về để dâng lên hương trời. Vậy cho nên hương lúa bao giờ cũng thế, có mùi thơm, vị ngọt, rất riêng. Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ xen kẽ nhau. Trồng lúa phải qua nhiều công đoạn: khi hạt thóc mọc mầm trở thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày, làm bừa, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa mọc nhánh thành những bông (đang kỳ con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, trừ sâu. Khi lúa làm đòng, trổ bông thì hạt lúa đều hạt và chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt rồi sấy khô và xay thành hạt gạo, bao công sức của mình để có hạt gạo nuôi sống con người. Hạt gạo có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Ngoài việc nuôi sống con người thì hạt lúa, hạt gạo cũng gắn bó với đời sống tâm linh của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạonếp. .. Gạo nếp dùng làm bánh chưng và giò là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng và giò cũng gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng mở nước. Lúa nếp non được dùng để làm cốm một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để làm các loại xôi một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên đán và ngày giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là món ăn phổ biến mỗi ngày. Giống lúa gạo, người Việt có thể làm ra nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bún, phở, cháo. Nếu không có gạo thì quả là khó trong việc sáng tạo ra nền công nghiệp ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngày nay, nước ta đã lai tạo ra gần 30 giống lúa và công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao động cần cù, làm đúng từng bước mới có được một vụ mùa bội thu: từ trồng mạ đến xới mạ, bón phân, tưới, nhổ cỏ vào những ngày đông hoặc mưa bão, khô hạn người dân phải đi lại nhiều lần để bảo vệ và chăm sóc chúng. Trong suốt quá trình cây lúa phát triển, mỗi tuần người nông dân phải ra ngoài đồng ruộng thăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân loại bỏ những ổ sâu bệnh trên lúa và bón phân cho lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng lúa chuyển màu vàng thì người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay khá vất vả và tốn kém nhưng ngày nay nhờ công nghệ phát triển tiến mạnh hơn, người ta thu hoạch bằng máy móc cũng bớt phần cực nhọc cho con người. Từ đời cha ông ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong canh tác được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ kế tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều công đoạn: từ hạt thóc nảy mầm đến cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải bừa, làm đất và bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa mọc nhánh thành từng khóm, người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bệnh. Khi lúa làm đòng, kết hoa thành hạt lúa đều hạt và chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tước hạt, phơi khô rồi xay lấy hạt gạo bao công sức của nông dân mới có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ cho bữa cơm thường nhật của con người mà còn dùng làm chè, đồ xôi, đặc biệt là vào ngày lễ hay Tết, gạo để làm bánh chưng truyền thống và còn làm món quà tặng nhau. Tinh thần những người nông dân đó đã góp phần quan trọng để Việt Nam có vị trí như ngày hôm nay với cây lúa nước hay đất nước ta thường được gọi là Văn Minh Lúa Nước. Cây lúa luôn là những người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có vai trò quan trọng đối với phát triển sản xuất, đem đến cuộc sống ấm no cho chúng ta tạo thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK