Trang chủ GDCD Lớp 10 Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành...

Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết Trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em kể đến là ai Mục tiêu của người đó là gì Thời gian

Câu hỏi :

Em có thể dựa vào gợi ý để hoàn thành bài viết

Trường hợp chi tiêu có kế hoạch mà em kể đến là ai

Mục tiêu của người đó là gì

Thời gian thực hiện kế hoạch trong bao lâu

Người đó đã lập kế hoạch tài chính như thế nào

Kết quả của kế hoạch tài chính ra sao

Em rút ra được bài học gì cho bản thân

Lời giải 1 :

Bước 1: Hãy ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn để tìm hiểu về thói quen chi tiêu của mình trong vòng 1 tháng

Hãy ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online, v,v. Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Đến cuối tháng, bạn sẽ có trong tay 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. Hãy nhớ, giai đoạn này là để bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân, cho nên đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu khi bạn chưa có thông tin rõ ràng cho việc này.

Bước 2: Sau 1 tháng, hãy phân loại các khoản chi của bạn theo các hạng mục một cách đơn giản nhất. Ví dụ như sau:

  • Thu nhập hàng tháng: 15.000.000 VNĐ
  • Chi tiêu hàng tháng:
  • Tiền thuê nhà: 3.500.000 VNĐ
  • Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 1.500.000 VNĐ
  • Nhu yếu phẩm: 2.000.000 VNĐ
  • Tiền ăn tối ở ngoài: 2.000.000 VNĐ
  • Mua sắm khác: 3.500.000 VNĐ
  • Tiền tiết kiệm: 2.500.000 VNĐ

 

Bước 3: Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Ở bước này, ứng dụng lập bảng thống kê Excel sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.

  • Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt – cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền được khoán cho mỗi khoản chi vào đầu tháng, và cột “Thực tế” sẽ ghi số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản vào cuối tháng.
  • Thông thường, mọi người sẽ dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất bao gồm thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho trả lãi ngân hàng (nếu có), để dành tiết kiệm, cuối cùng là các hoạt động giải trí và mua sắm.
  • Nhiều nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp khuyên bạn nên dành từ 10 đến 15% tổng số tiền kiếm được mỗi tháng vào việc Tiết kiệm. Khoản tiền này có thể để đầu tư hoặc dự trù khi bạn gặp khó khăn...

 

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn cần phải theo dõi và đối chiếu hai cột “Dự tính” và “Thực tế” sau mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về cách bạn tiêu xài trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK