Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà...

Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me tôi thuở thiếu

Câu hỏi :

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.

(Nắng mới, Lưu Trọng Lư, Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 1994

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ?

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?

Câu 4:Câu Nét cười đen nhánh sau tay áo trong đoạn thơ gợi lên điều gì?

Câu 5. Điều gì đã gợi hứng khiến thi nhân nhớ về người mẹ của mình?

Câu 6. Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?

Câu 7: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ? Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?

Lời giải 1 :

Câu 1: 

Thể thơ bảy chữ (Giải thích: Các câu thơ của bài thơ đều có 7 chữ)

Câu 2:

Những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gồm:

+) "Áo đỏ người đưa trước giậu phơi." (người ở đây là mẹ của tác giả)

+) "Nét cười đen nhánh sau tay áo// Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa." (nói về nụ cười của mẹ và người mẹ đang trong ánh trưa hè)

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa ("nắng mới reo")

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, tào nên ấn tượng trong lòng người đọc về những tia nắng oi ả trong nắng trưa hè

Câu 4:

Qua câu thơ "Nét cười đen nhánh sau tay áo" gợi lên ấn tượng về vẻ đẹp của người phụ nữ trẻ Việt Nam thời xưa, chỉ ra sự hiền dịu của những người mẹ Việt Nam

Câu 5:

Điều đã gợi hứng khiến cho thi nhân nhớ về người mẹ của mình như: tiếng gà trưa xao xác; hình ảnh "nắng mới" "hát bên song". Những điều đó khiến cho lòng tác giả "rượi buồn", "chập chờn sống lại những ngày không"

Câu 6:

Qua kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư về người mẹ của nhà thơ đã gợi trong em cảm xúc nỗi nhớ, yêu thương đến mẹ mình nhiều hơn qua những hình ảnh đẹp đẽ và hiền hậu của mẹ em khi vất vả lo toan cho cuộc sống của em

Câu 7: Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt như biểu cảm (nỗi nhớ đến mẹ) và miêu tả (miêu tả về mẹ) với phương thức biểu đạt biểu cảm là phương thức biểu đạt chính

Câu 8: 

- Nôi dung chính: Tác giả viết lại những kỉ niệm kí ức của tác giả về người mẹ thân yêu của mình gắn liền với sự biết ơn, tình yêu da diết của thi nhân đối với người mẹ của mình

- Hình ảnh "nắng mới" gắn liền với những kí ức về mẹ của tác giả Lưu Trọng Lư, vừa gần gũi vừa thân thuộc. "nắng mới" tượng trưng cho mẹ của tác giả và tình yêu thương rực rỡ của mẹ đối với thi nhân nên mỗi lần nhìn thấy nắng thì tác giả lại dập dìu nhớ lại hình bóng mẹ

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK