Trang chủ Sinh Học Lớp 9 So sánh nguyên phân và giảm phân II,tại sao lại...

So sánh nguyên phân và giảm phân II,tại sao lại có những điểm khác nhau đó? câu hỏi 6706297

Câu hỏi :

So sánh nguyên phân và giảm phân II,tại sao lại có những điểm khác nhau đó?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Nguyên phân và giảm phân có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểm khác nhau, cụ thể như sau:

– Giống nhau nguyên phân và giảm phân

+ Nguyên phân và giảm phân đều là hình thức phân bào.

+ Nguyên phân và giảm phân đều có một lần nhân đôi ADN.

+ Nguyên phân và giảm phân đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

+Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…

+ Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

+ Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

+ Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân

– Điểm khác nhau nguyên phân và giảm phân

+ Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

+ Nguyên phân có một lần phân bào còn giảm phân có hai lần phân bào.

+ Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo còn giảm phân Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

+ Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo còn giảm phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

+ Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con còn giảm phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con

+ Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên còn giảm phân Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.

+ Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung So sánh nguyên phân và giảm phân. Chúng tôi hi vọng rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ về nội dung này.

= Chúc bạn học tốt =

Lời giải 2 :

* Giống nhau

+ Đều gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

+ NST đêu xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa

+ NST đều phân li về hai cực của tế bào ở kì sau

* Khác nhau: 

- Nguyên phân 

+ Kì đầu : 2n NST đóng xoắn dần

+ Kì giữa : 2n NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

+ Kì sau: 2n NST kép tách nhau ra tâm động thành 4n  NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào

+ Kì cuối: 2n NST đơn nằm gọn trong nhân của hai tế bào con

- Giảm phân II

+ Kì đầu : n NST kép đóng xoắn dần

+ Kì giữa : n NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

+ Kì sau: n NST kép tách nhau ra tâm động thành 2n  NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào

+ Kì cuối: n NST đơn nằm gọn trong nhân của hai tế bào con.

* Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau là nguyên phân chỉ có 1 lần nhân đôi NST và 1 lần phân chia tế bào còn giảm phân NST cũng chỉ nhân đôi 1 lần mà lại phân chia 2 lần.

 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK