nhận xét và so sánh bộ máy nhà nước thời lê thánh tông và thời vua minh mạng
Nhận xét và so sánh bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông và thời vua Minh Mạng
`@` Nhận xét:
`-` Cải cách của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạngđều diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt.
`-` Cải cách của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng tương đối toàn diện và kết quả mang lại rất đáng kể. Các cuộc cải cách đã mang lại sự hưng thịnh cho đất nước, tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn trước.
`-` Cải cách của vua Lê Thánh Tông và của vua Minh Mạng đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền mạnh, quyền lực trong nước thuộc về nhà vua.
`-` Vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng đã chú trọng xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ thành một guồng máy vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương.
` -` Vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng rất quan tâm xây dựng đội ngũ quan lại hiền tài, trung thành với triều chính, coi đó là yếu tố quan trọng nhất để cải cách thành thành công.
`@` So sánh:
`-` Cải cách của vua Minh Mạng:
`+` Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nằm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
`+` Hệ thống đơn vị hành chính thống nhất cả nước.
`+` Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tổ chức chặt chẽ, vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương.
`+` Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được phân định cụ thể.
`+` Đã tạo thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương, hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.
`-` Cải cách của vua Lê Thánh Tông:
`+` Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, đề cao quyền hành toàn diện của hoàng đế.
`+` Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ t thống
`+` Loại trừ được sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ. giám sát được tăng cường.
`+` Chính sách ruộng đất góp phần khẳng định về ruộng đất, tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển. quyền sở hữu tối cao của Nhà nước
`+` Chính sách về giáo dục - khoa cử góp phần đào tạo một hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước
`+` Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia, tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước trở nên hưng thịnh.
`@lamtruynguyet`
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK