Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong các đoạn sau
Bưởi đánh đu ngoài ngõ.
( Tác giả Mai Văn Hai)
`a)` "Nắng mắc võng qua thềm
"Bưởi đánh đu ngoài ngõ." (Mai Văn Hai)
`-` BPTT trong đoạn thơ : nhân hóa ở câu "mắc võng qua thềm" và "đánh đu ngoài ngõ"
`->` Tác dụng :
`+` Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm và sự sinh động cho sự diễn đạt trong đoạn thơ
`+` Nhằm thể hiện tính thân thuộc, gần gũi về những hình ảnh như "nắng, võng, thềm, bưởi, ngõ" với độc giả, đồng thời cũng là những dấu hiệu đón chào mùa thu về thôn quê thanh tĩnh của những sự vật trong đoạn thơ.
`b)` "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." (bổ sung tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh)
`-` BPTT trong đoạn thơ :
`1.` Điệp ngữ từ "ham muốn", "ai cũng..."
`->` Tác dụng :
`+` Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật mong muốn tột bậc của Bác Hồ về sự độc lập, tự do của đất nước và sự ấm no, hạnh phúc, được sống và được học hành của đồng bào ta
`+` Thể hiện tình yêu thương cao cả, ước mong đồng bào hạnh phúc đối với nhân dân ta và đất nước ta của Bác Hồ qua câu nói
`2.` Liệt kê những mong muốn của Bác như : "nước ta được độc lập, tự do,", "đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc," và "ai cũng được học hành"
`->` Tác dụng :
`+` Nhằm tạo nhịp điệu cho câu nói, đồng thời cũng tạo nên sự liên kết liền mạch và hiệu quả hơn đối với sự diễn đạt
`+` Cho thấy tình yêu thương cao cả của Bác và những mong muốn tình cảm mà Bác hướng đến đối với nhân dân và đất nước từ những ước nguyện "nước ta được độc lập, tự do,", "đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc," và "ai cũng được học hành".
#𝘩𝘢𝘳𝘶𝘨𝘶𝘤𝘩𝘪
Đoạn 1 "Nắng mắc võng qua thềm
Bưởi đánh đu ngoài ngõ."
`-` Biện pháp tu từ: Nhân hóa
`-` Tác dụng:
`+` Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
`+` Giúp sự vật trở nên gần gũi sống động hơn với người đọc.
`+` Qua đó tác giả thành công trong việc khắc họa bức tranh thiên nhiên mang hương vị làng quê thanh bình, yên ả.
Đoạn 2 "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."
`-` Biện pháp tu từ: Liệt kê (có thể là Điệp ngữ nhưng phần tác dụng vẫn giống nhau)
`-` Tác dụng:
`+` Tạo nhịp điệu cho câu văn.
`+` Nhấn mạnh khát vọng, mong muốn vĩ đại của Hồ Chủ tịch.
`+` Như vậy, cả cuộc đời của Người chỉ theo đuổi một ước mơ duy nhất đó là đồng bào dân tộc được độc lập tự do, nhân dân được sống trong cảnh ấm êm hạnh phúc.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK