phân tích truyện ngắn bát phở phong điệp
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đó là những lời dạy của ông cha ta về công cha , nghĩa mẹ. Cha mẹ là người đã hi sinh cả cuộc đời vì con, cũng là người duy nhất trên thế gian này nhường những gì tốt đẹp cho con. Mọi niềm vui của cha là sự khôn lớn ,trưởng thành của con . Cha có thể thiếu thốn nhưng chắc chắc sẽ để con no đủ. Và tình cha cao đẹp ấy đã được tái hiện lại qua câu chuyện “Bát phở” của Phong Điệp.
Phong Điệp (sinh năm 1976) tên thật là Phong Thị Điệp. Bà là cựu học sinh khoa văn trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.Sau khi tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng viên và sau đó giữ nhiều chức vụ liên quan đến lĩnh vực văn học. Bà cũng đạt được nhiều thành tựu, giải thưởng như giải ba cuộc thi sáng tác văn học Mùa xuân tuổi hoa, giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn hai năm 1996 – 1997 trên báo Văn nghệ Trẻ với truyện ngắn “Ma mèo”… và nhiều giải thưởng khác nữa. Phong Điệp là một nhà văn xuất sắc và tài năng. Các câu chuyện của nhà văn vô cùng gần gũi, giản dị nhưng lại mang nhiều ý nghĩa và giá trị nhân văn.Qua những câu từ của bà ta dễ dàng đi sâu vào tâm lí nhân vật để hiểu được bài học, lẽ sống được gửi gắm. Và “Bát phở” là một ví dụ
Truyện ngắn “Bát phở” là câu chuyện về bữa ăn đầy tình thương, sự hi sinh của hai người cha dành cho hai đứa con của mình. Hai đứa trẻ từ quê lên Hà Nội thi cùng hai người cha. Giữa cái chiều hè nóng nực, bốn người dừng lại ở quán phở nhưng lại chỉ gọi có hai bát. Và hiển nhiên hai bát đó là dành cho hai người con, còn hai người cha thì châm điếu thuốc mà lo chuyện sau này.Hai người cha tính sau khi thi xong thì sẽ bắt xe về quê luôn, về quê rồi muốn ăn gì thì ăn chứ Hà Nội đắt đỏ quá. Lên xe chỉ cần mua cái bánh mì ăn tạm là được. Sau khi hai đứa trẻ ăn xong thì hai người cha thanh toán tiền, ba mươi nghìn đồng. Chúng nhìn những đồng tiền đi ra khỏi ví của cha. Trên gương mặt chúng hiển hiện rõ ràng nỗi âu lo, mỏi mệt. Hôm nay, chúng nợ cha ba mươi nghìn đồng . Cuộc đời này, chúng nợ những người cha hơn thế nhiều..
Nhan đề ngắn gọn, thân thuộc và cũng là hình ảnh trọng tâm của câu chuyện nhưng lại giúp thu hút sự tò mò của độc giả. Tuy rằng được kể ở ngôi thứ nhất nhưng góc nhìn không hề phiến diện mà rất đa chiều, vừa sâu sắc giúp người đọc như thâm nhập vào tâm trí của người cha và con mà thấu cảm được nỗi lo toan của cha mẹ. Cốt truyện đơn giả nhưng không hề đơn điệu đã tạo nên câu chuyện vô cùng ý nghĩa. Đó là bài học về tình cha con. Cha là người sẵn sàng nhường mọi thứ tốt đẹp nhất cho con, cho con những gì tốt nhất và yêu thương con một cách thầm lặng không bao giờ thể hiện bằng lời nói mà sẽ là những hành động. Đứa con không chỉ là nợ người cha bát phở ba mươi nghìn mà chúng nợ cha nhiều hơn thế. Bởi cả cuộc đời cha đề là cho con vì con.
Những người cha trong câu chuyện trên đều là những người cha yêu thương con. Người cha ấy chắc hẳn trong lòng đang bề bộn lo lắng chuyện đồng áng, lợn gà và muôn nỗi lo sau này cho con ăn học nhưng vẫn gọi cho con bát phở như để động viên , để bồi dưỡng. Cha hiểu con cũng thiếu thốn và mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn cho tương lai của con nên cha muốn con được no bụng hôm nay, mạnh mẽ và cố gắng vượt qua kì thi này. Vì cha biết học sẽ giúp tương lai con sáng hơn,sẽ không phải như cha bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
"Bát phở" là một truyện ngắn đặc sắc và đầy tính nhân văn. Qua câu chuyện, những người con càng hiểu thêm những tình yêu thương mà bậc sinh thành dành cho con cái. Mong rằng qua câu chuyện, mỗi người con lại càng thêm yêu thương và hiếu kính cha mẹ
Truyện ngắn "Bát Phở" của tác giả Phong Điệp đã khắc họa một cách tinh tế và sâu sắc về cuộc sống và tâm hồn của người bán phở qua hình ảnh những bát phở nóng hổi. Nhân vật chính là hình mẫu của một người lao động cần cù và tận tâm, trong khi món phở không chỉ là thực phẩm mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa con người với văn hóa truyền thống. Qua từng bát phở, tác giả làm nổi bật sự chăm chút và niềm đam mê mà nhân vật chính dành cho nghề nghiệp của mình, đồng thời phản ánh giá trị của lao động chân chính và lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc. Trong một xã hội hiện đại đầy biến động, bát phở trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa cá nhân và cộng đồng. Phong Điệp không chỉ miêu tả một nghề nghiệp đơn giản mà còn khắc họa một bức tranh về sự gắn bó với truyền thống, nhấn mạnh rằng những giá trị văn hóa và tâm huyết trong công việc là nền tảng quan trọng của cuộc sống và sự kết nối xã hội.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK