1. Từ đơn: là từ có một âm tiết hay được một tiếng có nghĩa tạo thành.
Vd: sách, bàn, ghế, bút,...
2. Từ phức: là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành hay cũng được gọi là từ ghép.
Vd: róc rách, dữ liệu, tin đồn,...
3. Từ láy: là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối.
Vd: Lung linh, sóng sánh, lấp lánh, vui vẻ,...
4. Từ đồng âm: là từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
Vd: Con ngựa đá con ngựa đá
- Từ đá thứ nhất ở đây là chỉ hành động của con ngựa.
- Từ đá thứ nhất ở đây là chỉ con ngụa được làm bằng đá.
5. Từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để tạo ra sự phong phú, đa dạng cho tiếng Việt.
Vd: Cà phê, khán giả,...
6. So sánh: là biện pháp tu từ được dùng để đối chiếu các sự vật để tìm ra nét tương đồng, điểm tương đồng.
Vd: Cô ấy tươi như bông hoa vậy !
7. Nhân hoá: là biện pháp tu từ được dùng để dùng những từ ngữ vốn để gọi tên, chỉ đặc điểm, hành động của con người để chỉ cho sự vật.
Vd: Những tia nắng tinh nghịch len lỏi qua các khe lá.
8. Ẩn dụ: là biện pháp tu từ được dùng để gọi tên sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng.
Vd: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Mặt trời trong lăng: Bác Hồ
9. Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Vd: Qua cầu rút ván
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK