Phân tích được nội dung của cài cách Hồ Quý Ly và triều Hồ
Đánh giá kết quả và nêu bài học kinh nghiệm của cải cách Hồ Quý Ly
`@` Nội dung:
` -` Về chính trị và hành chính và luật pháp:
`+` Sửa đổi chế độ hành chính, chia cả nước thành lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương. Chức An phủ sứ ở lộ phải chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ công việc hộ tịch, thuế khoá, kiện tụng, nhằm tăng cường tổ chức của các khu vực hành chính địa phương.
`+` Đổi tên gọi thành Thăng Long là Đông Đô, cho xây dựng một kinh thành mới Tây Đô bằng đá kiên cố ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
`+` Cuối năm `1397,` Hồ Quý Ly ép vua Trần dời về Tây Đô.
`+` Định kì mở các khoa thi đề tuyển chọn quan lại. Khoa cử dần trở thành phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.
`+` Cải cách nghi lễ của triều đình và y phục của quan lại theo hướng quy củ, thống nhất, chuyên nghiệp.
`+` Ban hành quy chế và hình luật mới của quốc gia.
`-` Về quân sự
`+` Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thay các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, thải hồi người yếu, bổ sung người khoẻ mạnh, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương.
`+` Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.
`+` Việc cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia cũng được quan tâm.
`+` Tuyển chọn những người giỏi võ nghệ làm tướng chỉ huy, không căn cứ vào nguồn gốc tôn thất như trước.
`+` Tăng cường tuyển quân quy mô lớn; bổ sung lực lượng hương quân ở các địa phương.
`-` Về kinh tế
`+` Năm 1396, cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là “Thông bảo hội sao”.
`+` Năm `1397,` đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư, đã đánh mạnh vào chế độ điền trang của quý tộc nhà Trần và ruộng tư của địa chủ lớn, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.
`+` Năm `1398`, lập sổ ruộng trên cả nước nhằm xóa bỏ tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất.
`+` Năm `1402,` nhà Hồ thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước, cải cách thuế đinh và tô ruộng.
`+` Hồ Quý Ly và triều Hồ cũng thi hành một số chính sách khác về kinh tế, xã hội như: đặt chức quản lí chợ trên cả nước; thống nhất đơn vị đo lường; tổ chức khai hoang và di dân, giải quyết nhu cầu ruộng đất của dân nghèo và phục vụ kinh tế, quốc phòng; mở rộng và khai thông nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ; đặt kho “Thường bình” để ổn định giá lúa gạo,...
`-` Về xã hội
`+` Năm `1401,` ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số nô tì. Phép hạn nô đã chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.
`+` Năm `1403,` cho đặt Quảng tế để chữa bệnh cho dân.
`-` Về văn hoá `-` giáo dục
`+` Về tư tưởng, đề cao Nho giáo trên cơ sở có phê phán, chọn lọc;
`+` Về tôn giáo, hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo
`+` Về chữ viết, đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm, biên soạn sách chữ Nôm giải thích về Kinh Thi để dạy hậu phi và cung nhân.
`+` Về giáo dục, chú trọng giáo dục, chủ trương mở rộng hệ thống trường học, bổ sung chức học quan ở các địa phương, ban cấp ruộng đất cho trường học.
`+` Về khoa cử, Sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành; mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cử các quan giáo thụ trông coi và cấp học điền cho các địa phương.
`+` Năm `1404,` nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán.
`+` Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hoá dân tộc.
`@` Kết quả:
`+` Sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ.
`+` Tiềm lực quốc phòng được nâng cao
`+` Xóa bỏ kinh tế điền trang của quý tộc nhà Trần, nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất; thuế khoá nhẹ hơn
`+` Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm, được đề cao
`+` Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn
`+` Giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá, hạn chế sở hữu tư nhân quy mô lớn và tình trạng gian dối về ruộng đất, tăng nguồn thu của nhà nước. Một bộ phận lớn nô tì cũng bước đầu được giải phóng.
`+` Nho giáo từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt. Phật giáo và Đạo giáo suy giảm vai trò, vị trí so với trước. Nền giáo dục, khoa cử có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp.
`=>` Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã bước đầu xác lập mô hình phát triển mới của quốc gia Đại Việt.
`-` Những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ còn nhiều chủ quan, nóng vội, một số cải cách còn bộc lộ hạn chế, không triệt để. Việc dùng pháp luật để cưỡng chế thực hiện các mục tiêu cải cách gây mất lòng dân nên đã không tránh khỏi sự thất bại.
`@` Bài học kinh nghiệm:
`-` Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình
`-` Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước
`-` Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng đến đầu tư phát triển giáo dục
`-` Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK