Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 1: trình bày hình thái nhiễm sắc thể trong...

Câu 1: trình bày hình thái nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân Câu 2: môi trường sống của sinh vật là gì? Các loại môi trường sống ?lấy ví dụ Câu 3: t

Câu hỏi :

Câu 1: trình bày hình thái nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân

Câu 2: môi trường sống của sinh vật là gì? Các loại môi trường sống ?lấy ví dụ

Câu 3: thường biến là gì lấy ví dụ về thường biến để chỉ ra sự biến đổi kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường trong các yếu tố đó yếu tố nào được xem như không biến đổi

Mn giúp em vs ạ 

Lời giải 1 :

Câu `1`

`-` Hình thái nhiễm sắc thể trong nguyên phân:

`+` Kì trung gian: Nhiễm sắc thể dãn xoắn thành dạng sợi mảnh và nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

`+` Kì đầu: Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn.

`+` Kì giữa: Nhiễm sắc thể kép đóng xoắn và co ngắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

`+` Kì sau: Nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành nhiễm sắc thể đơn và phân li về `2` cực của tế bào.

`+` Kì cuối: Nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong `2` nhân mới.

`-` Hình thái nhiễm sắc thể trong giảm phân:

`->` Lần giảm phân `1:`

`+` Kì trung gian: Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

`+` Kì đầu: Nhiễm sắc thể kép đóng xoắn.

`+` Kì giữa: Nhiễm sắc thể kép tập trung thành `2` hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

`+` Kì sau: Nhiễm sắc thể kép phân li về `2` cực của tế bào.

`+` Kì cuối: Nhiễm sắc thể kép nằm trong `2` nhân mới.

`->` Lần giảm phân `2:`

`+` Kì trung gian: Nhiễm sắc thể không nhân đôi.

`+` Kì đầu: Nhiễm sắc thể kép đóng xoắn, co ngắn.

`+` Kì giữa: Nhiễm sắc thể kép tập trung thành `1` hàng.

`+` Kì sau: Nhiễm sắc thể kép chẻ dọc thành nhiễm sắc thể đơn, phân li về `2` cực của tế bào.

`+` Kì cuối: Nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong `2` nhân.

Câu `2`

`-` Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sinh sản, sinh trưởng của sinh vật.

`-` Có `4` loại môi trường sống:

`+` Môi trường nước.

`->` Ví dụ: cá, tôm,...

`+` Môi trường trong lòng đất.

`->` Ví dụ: giun, chuột dúi,...

`+` Môi trường trên mặt đất, không khí `(`cạn`)`.

`->` Ví dụ: gà, vịt,...

`+` Môi trường sinh vật.

`->` Ví dụ: giun sán, bọ chét,...

Câu `3`

`-` Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

`-` Thường biến biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định và không di truyền được.

`-` Ví dụ: Rau muống:

`+` Được trồng ở nơi có nhiều nước: thân cây to, lá xanh mơn mởn.

`+` Được trồng ở nơi có ít nước: lá cây ngả vàng, thân cây nhỏ.

`=>` Không có yếu tố nào được xem là không biến đổi.

`#V`

 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK