Trang chủ Vật Lý Lớp 12 Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên là...

Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên là `40cm` được treo thẳng đứng với đầu trên có định, đầu dưới gắn với vật nhỏ có khối lượng `m_1=200g`. Người ta dán vào ph

Câu hỏi :

Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên là `40cm` được treo thẳng đứng với đầu trên có định, đầu dưới gắn với vật nhỏ có khối lượng `m_1=200g`. Người ta dán vào phía dưới `m_1` vật nhỏ thứ 2 có khối lượng `m_2=m_1` bởi 1 lớp keo mỏng. Khi hệ cân bằng lò xo có chiều dài `44cm` rồi thả nhẹ. Biết `m_2` rời khỏi `m_1` khi lực kéo giữa chứng đạt tới `3,5N`. Sau đó khi hai vật tách rời nhau khoảng cách giữa `m_1` và `m_2` tại thời điểm `m_1` qua vị trí lò xo có chiều dài `38cm` lần đầu tiên gần nhất với giá trị nào sau đây? a. `23cm` b. `31cm` c. `25cm` d. `29cm` Ai cíu em bài này với :<< Có gì giải chi tiết cho em nha, em cảm ơn nhiềuuu.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 `D.`   $ 29 cm$

Giải thích các bước giải:

Cập nhật đề: Nâng hệ của vật theo phương thẳng đứng đến khi lò xo có chiều dài 38cm rồi thả nhẹ. 

      `l_0 = 40 (cm) = 0,4 (m)`

      `m_1 = m_2 = 200 (g) = 0,2 (kg)`

      `l_1 = 44 (cm) = 0,44 (m)`

      `l_2 = 38 (cm)`

Độ cứng của lò xo là $k (N/m)$.

Ta có:

      `(m_1 + m_2)g = k(l_1 - l_0)`

`<=> k = [2m_1g]/[l - l_0] = [2.0,2.10]/[0,44 - 0,4] = 100` $(N/m)$

Trong giai đoạn `m_1,m_2` dính vào nhau. Hệ vật dao động điều hóa với tần số góc là:

      `\omega = \sqrt[k/[m_1 + m_2]] = \sqrt[100/[2.0,2]] = 5pi` $(rad/s)$

Chọn gốc tọa độ tại $VTCB$, mốc thời gian lúc thả nhẹ hệ vật, chiều dương của trục tọa độ hướng xuống dưới.

Li độ ban đầu của hệ là:

       `x_0 = l_2 - l_0 = 38 - 44 = - 6 (cm)`

Ban đầu vận tốc của hệ bằng 0 `to A = |- x_0| = 6 (cm)` và `\varphi_0 = pi (rad)`

Phương trình li độ của hệ là:

      `x = A cos(\omegat + \varphi_0)`

         `= 6cos(5pit + pi)     (cm)`

         `= 0,06cos(5pit + pi)     (mm)`

Xét các lực tác dụng lên vật `m_1` gồm:

      `\vec[P], \vec[F_[21]]` luôn có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

      `\vec[F_[đh]]` có:

              `F_[đh] = - k(l_1 - l_0 + x) = - (m_1 + m_2)g - kx`

Từ định luật II Newton, ta có:

      `\vec[F_[đh]] + \vec[P_1] + \vec{F_{21}} = m_1\vec[a]`

`=> - (m_1 + m_2)g - kx + m_1g + F_[21] = - m_1/[m_1 + m_2]. kx`

`=> F_[21] = m_2g + [kx.m_2]/[m_1+m_2]`

             `= 0,2.10 + [100.0,06cos(5pit + pi) .0,2]/[0,2 + 0,2]`

             `= 2 + 3cos(5pit + pi)    (N)`

Hai vật tách nhau khi:

       `F_[21] = 2 + 3cos(5pit + pi) = 3,5 (N)`

`=> cos(5pit + pi) = 0,5`

`=> 5pit + pi = - pi/3 + k2pi`

`=> t = - 1/15 - 1/5 + [2k]/5 = - \frac{4}{15} + \dfrac{2k}{5}`

Chọn `k = 1 to t_1 = 2/15 (s)` là thời điểm hai vật tách nhau ra.

Li độ và vận tốc của hệ vật lúc đó là:   

        `x_1 = 6cos(5pit_1 + pi) = 6cos(5pi. 2/15 + pi) = 3 (cm)`

        `v_1 = A\omega cos(5pit_1 + pi + pi/2)`

             `= 6.5pi cos(5pi. 2/15 + pi + pi/2)`

             `= 15\sqrt[3] pi` $(cm/s)$

Giai đoạn hai vật đã tách nhau ra, VTCB mới cách VTTN là:

        `\Deltal_0' = [m_1g]/k = [0,2.10]/100 `

                `= 0,02 (m) = 2 (cm)`

`=>` VTCB mới nằm trên VTCB cũ một đoạn là:

        `\Deltad = (l_1 - l_0) - \Deltal_0' = 4 - 2 = 2 (cm)`

Li độ ban đầu của vật `m_1` so với VTCB mới đó là:

        `x_0' = x_1 + \Deltad = 3 + 2 = 5 (cm) `

Tần số góc của dao động vật $m_1$ là:

        `\omega' = \sqrt[k/m_1] = \sqrt[100/[0,2]] = 10\sqrt[5]` $(rad/s)$

Biên độ dao động của vật `m_1` sau đó là:

        `A' = \sqrt[x_0'^2 + (v_1/[\omega'])^2] `

           `= \sqrt[5^2 +  ([15\sqrt[3] pi]/[10\sqrt[5]])^2]`

           `= \sqrt[154]/2 (cm)`

Chọn gốc tọa độ tại VTCB mới, mốc thời gian lúc hai vật tách nhau ra, trục tọa độ hướng thẳng xuống dưới.

Pha ban đầu của vật `m_1` là `\varphi`.

   Ta có:

        `Acos\varphi = x_0'`

`<=> \sqrt[154]/2 cos\varphi = 5`    $(1)$

        `- A\omega' sin\varphi = v_1`

`<=> - \sqrt[154]/2 sin\varphi = 15\sqrt[3] pi`     $(2)$

Từ `(1), (2) => \varphi ≈ - 0,6337 (rad)`

Phương trình dao động của vật `m_1` và phương trình chuyển động của vật `m_2` là:

        `x_1' = A' cos(\omega't + \varphi)`

           `= \sqrt[154]/2 cos(10\sqrt[5]t - 0,6337)     (cm)`

        `x_2' = x_0' + v_1t + 1/2 g t^2`

             `= 5 + 15\sqrt[3] pi t + 1/2 .1000 t^2`

             `= 5 + 15\sqrt[3] pi t + 500 t^2`      `(cm)`

Thời điểm `m_1` qua vị trí lò xo có chiều dài $38cm$ là:

        `x_1' = l_2 - (l_0 + \Deltal_0') = 38 - (40 + 2) = - 4 (cm)`

`<=> \sqrt[154]/2 cos(10\sqrt[5]t - 0,6337) = - 4`

`<=> 10\sqrt[5]t - 0,6337 ≈ ± 2,2714 + m2pi`

Thời điểm `m_1` qua vị trí lò xo có chiều dài $38cm$ lần đầu tiên là `t_2 (s)` ứng với `m = 0` trong trường hợp lấy dấu $"+"$ trong biểu thức trên.

        `10\sqrt[5]t_2 - 0,6337 = 2,2714`

`<=> t_2 ≈ 0,12992 (s)`

Tọa độ của vật `m_2` khi đó là:

        `x_2' = 5 + 15\sqrt[3] pi t_2 + 500 t_2^2` 

              `= 5 + 15\sqrt[3] pi . 0,12992 + 500.0,12992^2`

              `≈ 24 (cm)`

Khi đó, khoảng cách giữa hai vật là:

        `d = x_2' - x_1' = 24 - (- 4) = 28 (cm)`

`to` Đáp án $D. 29cm$ gần nhất với giá trị $d = 28 (cm)$.

              `to` Chọn $D$

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Vật lý học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ. Hãy khám phá và hiểu rõ những quy luật tự nhiên xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK