Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 1: Cho ví dụ về nhiệt độ ảnh hưởng...

Câu 1: Cho ví dụ về nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí (Động vật và thực vật) Câu 2: Cho ví dụ về: - Số lượng loài trong quần xã: (độ đa dạng,

Câu hỏi :

Câu 1: Cho ví dụ về nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí (Động vật và thực vật)

Câu 2: Cho ví dụ về:

- Số lượng loài trong quần xã: (độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp)

- Thành phần loài trong quần xã: (loài chiếm ưu thế, loài đặc trưng)

Câu 3: Cho ví dụ về 1 lưới thức ăn gồm 3 chuỗi thức ăn

Câu 4: Cho ví dụ về:

- Quan hệ hỗ trợ: (Cộng sinh, hội sinh)

- Quan hệ đối địch: (Cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật)

Câu 5: Gia đỉnh em đã thực hiện phát triển dân số hợp lí chưa? Vì sao?

Lời giải 1 :

câu 1 đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C.tuy nhiên có một số loài sống ở nhiệt độ  rất cao ví dụ Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.còn về động vật thường sống ở vùng lạnh hoặc nóng lên có hình thái khác nhau ví dụ Ví dụ: Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
câu 2 

 Độ đa dạng: Trong quần xã các sinh vật ở đồng cỏ Châu Phi thì Nhím là một loài thường gặp, có độ phong phú về số lượng loài cao

 Độ nhiều: Trong quần xã rừng thông, thông là loài có mật độ cá thể nhiều nhất trong quần xã

· Độ thường gặp: Trong 80 điểm khảo sát, cỏ lồng vực có mặt ở 60 điểm, tần suất xuất hiện của cỏ lồng vực là 60/80 hay 75%

· Loài ưu thế: Trong các khu rừng ở Nam Mỹ, bò Bizông là loài đặc trưng vì có kích thước lớn, tầm hoạt động rộng rãi

· Loài đặc trưng: Trong quần xã rừng Lim thì cây Lim là loài đặc trưng

câu 3 

  • Chuỗi thức ăn là một dạy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. 
  • Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ
  • Có 2 loại chuỗi thức ăn:
    • Sinh vật tự dưỡng --> động vật ăn thực vật --> động vật ăn động vật

Ví dụ: Lúa --> chuột --> rắn

câu 4 

Cộng sinh: Địa y. vi khuẩn trong dạ cỏ trâu bò

Hội sinh: Cá ép sống bám trên cá lớn, phong lan bám trên cây gỗ

Cạnh tranh: bò và dê cùng ăn có trên đồng, sư tử và hổ cùng ăn nai

Kí sinh - nửa kí sinh: bọ chét trên lưng trâu, tầm gửi trên thân cây

Sinh vật này ăn sinh vật khác: hổ ăn nai, Chim ăn sâu

câu 5 

gia đình em đã thực hiện dân số hợp lí vì đã thực hiện được các biện pháp kiểm soát và áp dụng phương pháp đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK