* ĐB S.Hồng
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Diện tích: 14860 km².
Vị trí:
+ Phía Bắc, Đông Bắc: giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Nam: giáp Bắc Trung Bộ.
+ Phía Đông: Vịnh Bắc Bộ
Là ĐB châu thổ lớn thứ 2 cả nước.
=> Ý nghĩa: Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với các vùng trong nước và ngoài nướcvà Thế giới.
Thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh.
+ Một số khoáng sản có giá trị đáng kể ( đá vôi, than nâu, khí tự nhiên,...)
+ Vùng ven biển và biển giàu tiềm năng thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch, giao thông.
* Bắc Trung Bộ
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Diện tích: 51513 km². Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.
Giáp với:
+ Phía Bắc: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, ĐB S.Hồng.
+ Phiá Nam: Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Đông: Biển Đông.
+ Phía Tây: Lào.
=> Ý nghĩa: Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam. Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, là cửa ngõ hành lanh Đông- Tây cuả tiểu vùng S.Mê Kông (Campuchia- Lào- Myamar- Thái Lan- Việt Nam)
Thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế
+ Có một số tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế: rừng, khoáng sản, biển, du lịch,..
* Duyên hải Nam Trung Bộ
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Diện tích: 44254 km².
Phần lớn đất liền à dải đất nhỏ hẹp kéo dài từ Ddà Nẵng đến Bình Thuận.
Phần đảo gồm các đảo ven bờ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Giáp với:
+ Phía Bắc: Bắc Trung Bộ.
+ Phía Tây: Lào, Tây Nguyên.
+ Phía Nam: Đông Nam Bộ.
+ Phía Đông: biển Đông.
=> Ý nghĩa: Cầu nối Bắc- Nam nối Tây Nguyên với biển Đông thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa. Cácđảo và quần đỏa có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
Thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế
+ Tiềm năng phát triển kinh tế biển: nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, khai thác tổ chim yến, nhiều vũng vịnh xây dựng hải cảng, nhiều bãi biển đẹp phát triển du lịch...
+ Phát triển nghề rừng và khai thác khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh,...
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK