Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương.
Có manh áo cộc tre nhường cho con. 1 dùng gạch chéo phân tách ranh giới giữa các loại từ trong thơ 2 tìm ít nhất 2 danh từ hai tính từ hai động từ có trong câu 3 đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào 4 hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ 5 nêu nội dung đoạn thơ bằng một câu ghép 6 nêu và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được tác giả viết trong 4 câu thơ cuối 7 xếp theo mục đích nói của bốn câu thơ cuối thuộc kiểu câu nào 8 đoạn thơ trên nói lên phẩm chất của tre tác giả đã dùng biện biện pháp nghệ thuật nào để nói lên phẩm chất đấy ai nhanh có ctrld ♥️♥️
1.
Bão bùng/ thân/ bọc/ lấy/ thân
Tay/ ôm/ tay/ níu/ tre/ gần nhau/ thêm
Thương nhau/ tre/ không/ ở/ riêng
Lũy thành/ từ/ đó/ mà/ nên/ hỡi/ người
Chẳng/ may/ thân/ gãy/ cành/ rơi
Vẫn/ nguyên/ cái gốc/ truyền đời/ cho/ măng
Nòi tre/ đâu/ chịu/ mọc/ cong
Chưa/ lên/ đã/ nhọn/ như/ chông/ lạ thường
Lưng trần/ phơi/ nắng/ phơi/ sương.
Có/ manh áo cộc/ tre/ nhường/ cho/ con
2.
- 2 danh từ: bão bùng, lũy thành
- 2 động từ: ôm, níu
- 2 tính từ: cong, nhọn
3. Thể thơ: Lục bát.
4. PTBĐ chính: Biểu cảm.
5. Nội dung: Cây tre không chỉ thương yêu, đoàn kết với nhau mà tre còn vô cùng bất khuất và kiên cường.
- CN1: Cây tre
- VN1: Thương yêu, đoàn kết với nhau
- CN2: Trẻ
- VN2: Vô cùng bất khuất và kiên cường
`->` Câu ghép (gồm 2 vế câu, nối bằng cặp quan hệ từ "không chỉ...mà còn....")
6. Biện pháp tu từ:
- So sánh: "Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường"
`=>` Tác dụng: Thể hiện sự kiên cường, bất khuất của cây tre. Từ khi còn là mầm măng, tre đã nhọn hoắt như mũi chông - thứ vũ khí thô sơ nhưng khiến quân địch phải khiếp sợ. Các thế hệ tre luôn mọc thẳng, đó chính là quy luật của tự nhiên, của tạo hoá.
- Nhân hoá: "lưng trần phơi nắng phơi sương", "có manh áo cộc tre nhường cho con"
`=>` Tác dụng: Cho thấy tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của tre đối với con. Dù chỉ có mỗi manh áo cộc, tre vẫn quyết để dành phần con, nhường lại cho con mình mặc, còn mình thì lưng trần phơi giữa gió sương. Tình mẫu tử trong thế giới tự nhiên cũng thật đẹp.
7. Xét theo mục đích nói, 4 câu thơ ấy thuộc kiểu câu trần thuật (kể, tả về trẻ)
8.
- Đoạn thơ nói lên những phẩm chất của cây tre: đoàn kết, đùm bọc, kiên trung, bất khuất, nhân hậu
- Để nói lên những phẩm chất ấy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá, khiến cho cây tre vốn vô tri vô giác bỗng chốc trở nên có hồn, cũng có những phẩm chất, tính cách, hành động và suy nghĩ tốt đẹp như con người.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK