8 tháng 1 2023
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
(nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
màu nước xanh ,cá bạc chiếc buồm vôi
thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra hơi
tôi thầy nhơ cái mùi nồng mặn quá)
a, Đoản thơ có sử dụng phép tu từ nào ?
b,Nêu tác dụng của nghệ thuật tu từ tìm được
c, Qua khổ thơ em rút ra được thông điệp gì ?
a) Phép tu từ:
- Liệt kê: "màu nước xanh", "cá bạc", "chiếc buồn vôi", "thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi", "cái mùi nồng mặn"
- Điệp ngữ: "nhớ"
b. Tác dụng của nghệ thuật tu từ:
- Tạo âm hưởng, giữ nhịp cảm xúc cho đoạn thơ.
- Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ da diết khôn nguôi của một người con xa cách quê nhà lâu ngày dành cho quê hương của mình. Những hình ảnh, những sự vật thân thương, gần gũi ấy đã gắn liền với mảnh kí ức tuổi thơ, trở thành một phần không thế thiếu trong tâm hồn và cuộc đời của chủ thể trữ tình. Bóng hình quê hương vẫn luôn in đậm trong trái tim và tâm trí dù đã xa cách muôn trùng.
- Qua đó thể hiện những rung cảm tinh tế, ngòi bút tài hoa cùng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc của tác giả.
c. Thông điệp em rút ra được từ khổ thơ: Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ta gắn bó máu thịt, là cái nôi ấm êm nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người. Quê hương chứng kiến từng bước đường trưởng thành của ta. Dù mai sau có đi đâu về đâu cũng phải khắc ghi cội nguồn gốc tích của mình, đừng vì đất người xa hoa, sung túc mà quên đi đất ta, quên đi tình nghĩa quê hương mặn nồng muôn thuở.
a)
Đoạn thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa và so sánh
- Nhân hóa: "tôi thầy nhơ cái mùi nồng mặn quá" - Ở đây, mùi không thể có cảm giác (nhơ), nhưng tác giả lại gán cho mùi cảm giác như con người, tạo sự sống động cho cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- So sánh: "màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi" - Sử dụng hình ảnh cụ thể để gợi tả sắc thái và sự chuyển động của cảnh vật.
b) Tác dụng :
- Nhân hóa: giúp tăng cường sự sống động và chân thực cho cảm xúc của nhân vật trữ tình, làm cho mùi hương trở nên sống động và gần gũi hơn với người đọc.
- So sánh: làm nổi bật sự tươi đẹp của cảnh vật và các chi tiết đặc trưng, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức tranh thiên nhiên và cảm nhận sâu sắc hơn về sự gắn bó của nhân vật với cảnh vật.
c)Qua khổ thơ, em rút ra thông điệp về sự nhớ nhung và hoài niệm. Mặc dù thời gian đã trôi qua và hiện tại nhân vật không còn ở gần nơi đó, nhưng ký ức về cảnh vật và cảm giác của nơi đó vẫn luôn sống động trong lòng. Đoạn thơ gợi lên một nỗi nhớ da diết và sự trân trọng những hình ảnh, âm thanh, và mùi vị gắn liền với quá khứ, cho thấy sức mạnh của ký ức và cảm xúc trong việc giữ gìn những ký ức đẹp đẽ dù thời gian có trôi qua.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK