Bài tập 1: Hãy tìm những từ ngữ liên kết trong đoạn văn sau. Cho biết đó là phép liên kết gì?
a. (1)Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao.(2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.(3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (4)Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
b. (1)Tre xung phong vào xe tăng đại bác.(2) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.(3) Tre hi sinh để bảo vệ con người.(4) Tre! anh hùng lao động.(5) Tre! anh hùng chiến đấu.
c. (1)Tôi đi đứng oai vệ.(2) Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy những khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ.(3) Tôi tợn lắm.(4) Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm.(5) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại cả.(6) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.(7) Không nói, có lẽ họ nễ hơn là sợ.(8) Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.(9) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(10) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
d. (1)Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.(2) Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè.(3) Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
e. Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... gấp ai nhanh cho 5 sao trong hôm nay nhé
`a)` `(1)` Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao. `(2)` Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. `(3)` Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. `(4)` Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
`-` Phép liên kết: Phép lặp (lặp từ ngữ).
`=>` ''Trời'' lặp lại `4` lần ở đầu mỗi câu văn.
`b)` `(1)` Tre xung phong vào xe tăng đại bác. `(2)` Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. `(3)` Tre hi sinh để bảo vệ con người. `(4)` Tre! anh hùng lao động. `(5)` Tre! anh hùng chiến đấu.
`-` Phép liên kết: Phép lặp (lặp từ ngữ, lặp cú pháp).
`=>` ''Tre'' lặp lại `3` lần ở đầu mỗi câu văn.
`=>` Lặp lại `2` lần cú pháp được in đậm.
`c)` `(1)` Tôi đi đứng oai vệ. `(2)` Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy những khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ. `(3)` Tôi tợn lắm. `(4)` Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. `(5)` Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại cả. `(6)` Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. `(7)` Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. `(8)` Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. `(9)` Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. `(10)` Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
`-` Phép liên kết: Phép lặp (lặp từ ngữ), phép nối.
`=>` ''Tôi'' lặp lại `5` lần ở mỗi câu văn.
`=>` Phép nối: Từ nối ''nhưng'' tạo sự liên kết giữa hai câu `(7)` và `(8)`
`d)` `(1)` Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. `(2)` Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè.`(3)` Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
`-` Phép liên kết: phép nối, phép thế.
`=>` Từ nối ''nhưng'' nối hai vế câu ở câu `(1)` với nhau.
`=>` Phép thế: ''Nó'' và ''Mèo'' thế đại từ cho ''Em gái tôi''.
`e)` `(1)` Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. `(2)` Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. `(3)` Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm...
`-` Phép liên kết: Phép thế, phép nối.
`=>` ''Tráng sĩ ấy'' và ''người trai làng Phù Đổng'' thế đại từ cho ''trang nam nhi''.
`=>` Từ nối ''tuy thế'' tạo sự liên kết giữa hai câu `(2)` và `(3)` với nhau.
Bài tập 1:
a. Từ ngữ liên kết: "trời", "biển" (cả 4 câu văn đều có sự xuất hiện của 2 từ này)
`->` Phép liên kết: Phép lặp.
b. Từ ngữ liên kết:
- Từ "tre" (lặp lại 5 lần ở 5 câu văn)
- Cấu trúc "tre! anh hùng..." (lặp lại ở hai câu cuối)
`->` Phép liên kết: Phép lặp .
c. Từ ngữ liên kết:
- Đại từ "họ" thay thế cho cụm từ "tất cả bà con trong xóm"
`->` Phép liên kết: Phép thế.
- Từ "tôi", "ai" (2 từ này được lặp lại gần như xuyên suốt đoạn văn)
`->` Phép liên kết: Phép lặp.
- Từ "nhưng" nối giữa câu (7) và câu (8)
- Từ "ấy vậy" nối giữa câu (8) và câu (9)
`->` Phép liên kết: Phép nối.
d. Từ ngữ liên kết
- Đại từ "nó" ở câu (2) thay thế cho cụm từ "em gái tôi"
- Từ "Mèo" ở câu (3) thay thế cho cụm từ "em gái tôi"
`->` Phép liên kết: Phép thế.
e. Từ ngữ liên kết:
- Từ "tráng sĩ ấy" thay thế cho từ "một trang nam nhi"
- Từ "người trai làng Phù Đổng" thay thế cho từ "một trang nam nhi"
`->` Phép liên kết: Phép thế.
- Từ "tuy thế" nối giữa câu (2) và câu (3).
`->` Phép liên kết: Phép nối.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK