Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 2 :a, giải thích nguyên nhân tài nguyên sinh...

Câu 2 :a, giải thích nguyên nhân tài nguyên sinh vật nước ta suy giảm. B, em hãy đưa ra 1 số biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu

Câu hỏi :

Câu 2 :a, giải thích nguyên nhân tài nguyên sinh vật nước ta suy giảm.
B, em hãy đưa ra 1 số biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu

Lời giải 1 :

`\bb{Câu2}:`

`a,`

`@` Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật:

`-` Số lượng loài thực động vật bị mất dần `(` thực vật: `500` loài, thú: `96` loài, chim: `57` loài, cá: `90` loài `)`

`-` Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng `(` thực vật: `100` loài, thú: `62` loài, chim: `29` loài `)`

`@` Nguyên nhân suy giảm:

`-` Các yếu tố tự nhiên bất lợi cho sinh vật thường là các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng`,...`

`-` Tác động của con người: Khai khác, phá rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, du canh du cư`,...` đã làm cho sinh vật mất nơi cư trú. Bên cạnh đó, việc săn bắt động vật hoang dã để phục vụ cho các nhu cầu của con người đã khiến nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. 

`@` Một số biện pháp bảo vệ:

`-` Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

`-` Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

`-` Quy định trọng việc khai thác để đảm bảo lâu dài các nguồn lợi sinh vật.

`b,`

`@` Biến đổi khí hậu: Có nhiều khái niệm khác nhau về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có thể hiểu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. `

`@` Các nhóm giải pháp: 

`-` Giải pháp giảm nhẹ: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu không chỉ đem đến lợi ích cho từng địa phương, từng quốc gia mà còn góp phần đạt được mục tiêu chung của khu vực và toàn cầu. Các nhóm giải pháp nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giáo dục và tuyên truyền. Mục tiêu chung của các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội.
Các hoạt động giúp hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ nguy cơ do biến đổi khí hậu bao gồm:

`+` Kiểm kê khí thải nhà kính: thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực như năng lượng (bao gồm giao thông vận tải), công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải.

`+` Bảo vệ tự nhiên: bao gồm các hoạt động khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên. Một số biện pháp được triển khai như: kiểm soát bồi lắng, xói mòn, phục hồi hệ thống sông suối, trồng và bảo vệ rừng, khai thác hợp lí vùng ngập nước,...

`+` Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo: bao gồm các hoạt động cải thiện hệ thống cấp phát điện quốc gia, xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng, các hướng dẫn thực hành tiết kiệm phổ biến tới các cá nhân và tổ chức, xác định mức độ tiêu thụ năng lượng của các cơ sở sản xuất,...

`-` Giải pháp thích ứng: bao gồm tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó. Nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, cần đảm bảo những nguyên tắc chính sau: chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, huy động sự tham gia của toàn xã hội, liên kết giữa các nước và lãnh thổ trên toàn cầu. Có nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có một số giải pháp thích ứng tiêu biểu như sau:

`+` Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: nhiệt độ gia tăng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, sự phát triển của cây trồng và vật nuôi. Do đó, các giải pháp thích ứng là bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi.

`+` Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,...

`+` Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: các biện pháp bảo vệ (trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi,...), các biện pháp thích nghi (chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa).

`+` Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một số loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,...

`+` Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...

`+` Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: được sử dụng khá phổ biến, ví dụ trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp,... Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông - lâm, mở rộng diện tích rừng,...

`+` Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK