Nêu các bptt (so sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh,...)
- Khái Niệm
- Tác Dụng
- Ví Dụ
So sánh :
- khái niệm : là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
- tác dụng : Nhấn mạnh nét đặc trưng, làm rõ ý nghĩa, tăng cường hình ảnh cho sự vật
- Ví dụ : " em như bông hoa " , " trẻ em như búp trên cành " , " công cha như núi thái sơn / nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra " ...
Nhân hóa :
- Khái niệm : là sử dụng từ ngữ vốn để chỉ con ng cho sự vật , sự việc làm cho sự vật , sực việc gần gũi với con ng
- Tác dụng :tăng tính sinh động, gần gũi cho hình ảnh, làm cho sự vật trở nên có hồn và dễ liên tưởng
- Ví dụ : " Các bông hoa thi nhau khoe sắc , "Cơn gió thổi qua như thì thầm kể chuyện"...
Nói giảm nói tránh :
- Khái niệm : làm giảm quy mô tính chất của đối tượng hoặc không nói trực tiếp điều muốn nói để tránh gây cảm giác đau buồn , ghê sợ hay để giứ phép lịch sự
- Tác dụng : làm giảm sự đau thương mất mát khiến cho người đọc , ng nghe bớt đau buồn
- Ví dụ : " Ông ấy đã đi xa " , " Trong 1 lần làm nhiệm vụ anh ấy đã hy sinh "
Tramy457@>-<
$\color{black}{\text{@Black007}}$
`-` Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ ngữ hoặc cả cụm từ, câu văn
`->` Tác dụng: tạo ấn tượng, nhấn mạnh.
`VD`: Súng bên súng, đầu sát bên đầu (Đồng chí - Chính Hữu)
`-` Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm
`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
`VD:` Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
`-` Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật và hiện tượng được đề cập được gợi tới hay gọi tên thông qua các sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng.
`->` Tác dụng: Tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, tính biểu cảm trở nên sâu sắc, lắng đọng.
`VD`: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
`->` Mặt trời trong lăng là Bác Hồ.
`-` So sánh là biện pháp tu từ đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng (Nhận biết bằng từ so sánh: như, tựa, giống như, y hệt,...)
`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Hình ảnh được so sánh trở nên sinh động, hấp dẫn, cuốn hút độc giả.
`VD`: Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Đoàn thuyền đánh cá `-` Huy Cận)
`-` Nhân hoá là biện pháp gọi hoặc miêu tả sự vật, cây cối, con vật bằng những từ ngữ được dùng cho con người.
`->` Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm hình ảnh được nhân hoá trở nên gần gũi, sinh động.
`VD`: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Đồng chí - Chính Hữu)
`-` Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu.
`->` Tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của sự việc, sự vật, hành động.
`VD`: Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
`-` Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
`->` Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, sự thô tục, kệch cỡm.
`VD`: Ngày ông ấy nhắm mắt xuôi tay, cả nhà anh ấy ai nấy đều ủ rũ.
`->` "nhắm mắt xuôi tay" đồng nghĩa với từ "chết"
`-` Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại tính chất, quy mô của đối tượng để nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
`->` Tác dụng: Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.
`VD`: Tôi buồn nẫu ruột.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK