Quan sát thí nghiệm "Nhiệt phân muối NaHCO3" (trang 89 SGK Hóa Học 9, tập hai). Cho biết:
A.Trong thí nghiệm. Tại sao người ta lắp miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm?
B.Xác định công thức hóa học và gọi tên chất A.
C.Viết phương trình hóa học khi dẫn chất A vào dung dịch Ca(OH)2 (với hiện tượng chất A làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2).
Đáp án:
$\rm a)$
Người ta lắp miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm vì khi thực hiện phản ứng trên, sẽ có hơi nước thoát ra, khi đến miệng ống nghiệm sẽ xảy ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ làm hơi nước ngưng tụ lại ở miệng ống, tránh gây vỡ ống nghiệm. Nếu làm ngược lại, nước sau khi ngưng tụ sẽ chảy ngược về đáy ống, làm thủy tinh giản nở không đồng đều, gây vỡ ống nghiệm.
$\rm b)$
Công thức hoá học: $\rm CO_2$.
Gọi tên: Carbon dioxide.
$\rm c)$
Phương trình hoá học:
$\rm CO_2(g)+Ca (OH)_2(aq)\to CaCO_3(s)+H_2O(l)$
Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK