Nêu tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu nước ta để ứng phó của biến đổi khí hậu cần làm gì
`@` Khái niệm biến đổi khí hậu: Có nhiều khái niệm khác nhau về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có thể hiểu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người.
`@` Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu của nước ta:
`-` Thay đổi về nhiệt độ
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng `0,89^{0}C` `(` thời kì từ năm `1958` đến năm `2018` `)`. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ `3 – 5` ngày$/$ thập kỉ trên phạm vi cả nước.
`-` Thay đổi về lượng mưa
Trong giai đoạn `1958 – 2018`, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động. Bên cạnh đó, thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.
`-` Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất
Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn. Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước, mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi, rét đậm và rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.
`@` Biện pháp ứng phó:
`-` Biện pháp giảm nhẹ:
`+` Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
`+` Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
`+` Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.
`-` Biện pháp thích ứng:
`+` Nhiệt độ tăng: bảo vệ, chống nắng cho người và vật nuôi`,...`
`+` Biến động thất thường lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước`,...`
`+` Mực nước biển dâng: bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác`,...`
`+` Từng lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải, y tế`,...`
`+` Ngắn hạn: sử dụng tối đa nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.
`+` Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
`+` Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu`,...`
`+` Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ`,...`
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK