Hãy phân tích ý nghĩa từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông
Nhớ kà phân tích nha
Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (vào thế kỷ 15) không chỉ là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà còn là một bước đột phá quan trọng trong việc củng cố và phát triển đất nước.
Ý nghĩa của cuộc cải cách này lan tỏa qua nhiều mặt: mặt chính trị, kinh tế, và văn hóa.
- Chính trị và hành chính: Vua Lê Thánh Tông đã giảm quyền lực của các quan lại và tăng cường quyền lực của triều đình. Từ đó tạo ra một hệ thống chính trị ổn định hơn và giảm bớt sự tham nhũng trong quản lý nhà nước.
- Kinh tế: Ông thực hiện cải cách thuế phí (giảm thuế cho nhân dân). Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp và thương mại cũng được coi là một phần quan trọng trong chiến lược kinh tế của vua Lê Thánh Tông.
- Văn hóa và giáo dục: Ông đề ra nhiều chính sách khuyến khích văn hóa và giáo dục (đặc biệt là việc xây dựng và tài trợ cho các trường học, viện nghiên cứu). Điều này góp phần vào việc nâng cao tri thức và giáo dục cho nhân dân, từ đó tạo ra một xã hội có tri thức và văn minh hơn.
- Ngoài ra, về quân sự: Cuộc cải cách cũng tăng cường sự hiện diện của quân đội, giúp bảo vệ lãnh thổ và đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, đảm bảo an ninh và ổn định cho đất nước.
@Phamnqan
* Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:
- Vào những năm của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1490) đã tiến hành một cuộc cải cách lớn, toàn diện.
- Trung ương: bỏ chức Tề tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việt được duy trì với quyền hành cao hơn trước.
- Địa phương: Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti tông trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu
- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật ( Luật Hồng Đức ) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ theo chế độ ngự binh u nông.
- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc, quan hệ láng giềng êm đẹp,..
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK