Trang chủ Địa Lý Lớp 8 1 Phân tích tác động của biến đổi khó hậu...

1 Phân tích tác động của biến đổi khó hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt nam 2 Trình bày đặc điểm phân bố của nhóm đất feralit ở nước ta 3 C/M

Câu hỏi :

1 Phân tích tác động của biến đổi khó hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt nam

2 Trình bày đặc điểm phân bố của nhóm đất feralit ở nước ta

3 C/M tính cấp thuyết của vấn đề chống hối hóa đất ở nước ta

Ai giải đc tặng 1 tim,5 sao

Lời giải 1 :

1,

- Đối với khí hậu:

+ Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yêu tối khí hậu ở nước ta.

+, Biến đổi về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước.

+, Biến đổi về lượng mưa: Có sự biến động mạnh, nhìn chung là tăng.

+ Gia tăng nhiều thời tiết cực đoan.

-> Biến đổi khi hậu khiến thời tiếp trở nên khắc nghiệt hơn.

- Đối với thủ văn:

+ Tác động trực tiếp tới lưu lượng nước lớn và chế độ nước sông,

+, Lượng nước trung bình năm biến động -> lưu lượng nước sông cũng biến động.

_ Mùa lũ: Số ngày mưa lớn gia tăng -> lũ quét, ngập lụt ngày càng trầm trọng.

_ Mùa cạn: Lưu lượng nước sông có xu hướng giảm -> tăng nguy cơ thiếu nước.

2, 

- Tỉ lệ diện tích: chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.

- Phân bố: Trung du và miền núi, từ độ cao 1600 - 1700 m trở xuống.

- Đặc điểm: 

+ Có nhiều oxit sắt và oxit nhôm -> đất có màu đỏ vàng.

+ Có lớp vỏ phong háo dày, thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.

- Giá trị sử dụng:

+ Lâm ngiệp: Phát triển rừng sản xuất.

+ Nông nghiệp: Cây trồng lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả.

3, 

* Hiện trạng: Có khoảng 10 triệu ha diện tích đất bị thoái hóa ( chiến 30% diện tích đất cả nước )

* Biểu hiện:

- Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu -> khô cằn, nghèo cahast dinh dưỡng.

- Nguy cơ hoang mạc hóa có thể xảy ra ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Đất ở vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng.

- Diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng tăng.

* Nguyên nhân:

- Do tự nhiên: 

+ Địa hình có dốc cao.

+ Mưa lớn và tập trung theo mùa.

+ Tác động của biến đổi khí hậu.

- Do con người:

+ Nạn phá rừng để lấy gỗ.

+ Đốt rừng.

+ Sử dụng đất chưa hợp lí.

* Giải pháp:

- Bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thủy lợi.

- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.

Lời giải 2 :

1)

-BĐ về nhiệt độ:nhiệt độ tb năm có xu hướng tăng trên cả nước.

-BĐ về lượng mưa:Tổng lương mưa năm có sự biến động theo thời gian.

-Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+Nhiều thiên tai:bão,mưa lớn,rét đậm,rét hại,..

+Số ngày nắng có xu hướng gia tăng.

+Số ngày rét đậm,rét hại biến động mạnh qua năm.

+Số cơn bão có xu hướng gia tăng.

+Mùa mưa có nhiều trận mưa lớn,kéo dài gây lũ quét,ngập úng.

=>BĐKH làm cho thời tiết khắc nghiệt hơn.

2)

*nhóm đất feralit.

-Phân bố:vùng trung du và miền núi

-Đặc điểm:

+Màu đỏ vàng do có chứa oxit sắt và oxit nhôm

+Lớp vỏ phong hóa dày, thoáng khí,dễ thoát nước,nhưng đất chua,nghèo base và bùn.

+Trong nhóm đất feralit,đất trồng trong đá vôi là nhiều phì nhất.

*nhóm đất phù sa

-Phân bố:chủ yếu ở các đồng bằng

- Đặc điểm:

+Nhìn chung dất PS có độ phì cao,giàu chất dinh dưỡng.

+Đất phù sa có ĐB ít chua,tơi xốp,giàu chất dinh dưỡng,chia thành 2 loại đất:đất ngoài đê và đất trong đê.

+Đất PS ở ĐBSCL chia làm 3 loại:Đất PS ngọt ở vùng sông Tiền,sông Hậu;đất phèn ở Đồng Tháp Mười,Tứ giác Long Xuyên;đất mặn.

3)

Thực trạng: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích cả nước. Một số biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam:

+ Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.

- Hậu quả của thoái hóa đất: Thoái hoá đất dẫn đến độ phì của đất giảm khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.

=> Vì vậy, việc ngăn chặn sự thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK