Trang chủ Lịch Sử Lớp 11 Thuyết trình về  cuộc cải cách của vua minh mạng...

Thuyết trình về  cuộc cải cách của vua minh mạng nữa đầu thế kỷ XIX bài 11 cánh diều câu hỏi 6897670

Câu hỏi :

Thuyết trình về  cuộc cải cách của vua minh mạng nữa đầu thế kỷ XIX bài 11 cánh diều

Lời giải 1 :

Thuyết trình

1) Cuộc cải cách của vua Minh Mạng diễn ra trong hoàn cảnh cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lý, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương và các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân do mâu thuẫn xã hội.

2) Nội dung cải cách: 

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng được thực hiện trên các mặt hành chính, chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa và giáo dục. Trong đó, nội dung thành công nhất chính là về chính trị, hành chính.

3) Nội dung cuộc cải cách chính trị, hành chính của vua Minh Mạng:

- Về chính trị:

+ Đổi tên nước thành Đại Nam.

+ Củng cố địa vị của Nho giáo làm chỗ dựa cho vương quyền.

+ Giữ nguyên bộ máy như thời Lê Sơ: Vua nắm quyền tuyệt đối, giúp việc cho vua là các quan lại trong các cơ quan: Nội các, Viện cơ mật, Tôn nhân phủ,....

+ Dưới vua là lục bộ, được quy điịnh chặt chẽ, rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của đất nước.

+ Đặc biệt coi trong công tác kiểm tra, giám sát. Chế độ Kinh Lược Đại Sứ được lập ra để thay mặt vua thanh tra các địa phương. và xử quyết các vụ án tham nhũng.

+ Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chép giữa các cơ quan trung ương.

+ Tuyển chọn quan lại thông qua thi cử.

+ Ban nhiều lệnh quy định về chế độ " hồi tỵ " để ngăn chặn tình trnagj quan lại kết bè kết phái.

- Về hành chính:

+ Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên ( kinh sư . Dưới tỉnh là phủ, huyện/châu, tổng, xã.

+ Cơ quan quản lý cấp tỉnh gồm hai ty là Bố Chánh Sứ Ty ( phụ trách đinh, điền, hộ tịch ) và Án Sát Sứ Ty ( coi về hình án )

+ Ở khu vực miền núi, các vùng dân tộc ít người: Vua cho thiết lập cấp tổng, xóa bỏ chế độ thổ quan. Lựa chọn những thổ hào thanh liêm ở địa phương, được dân tín phục làm Thổ Tri cho các châu/huyện và đặt thêm quen lại người Việt ( lưu qua ) để quan lý.

+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong hệ thống hành chính nhà nước.

4) Nội dung cải cách về Kinh tế:

+ 1836, vua cho triển khai đo đạc ruộng đất ở Nam Bộ, lập sổ địa bạ để quản ls. Khôi phục chế độ đất công để nông dân làng xã có ruộng cày.

+ Quy định lại chính sách thuế đói với thương buôn ngoại quốc đến buôn bán nhằm kiểm soát hoạt động thương mại và an ninh.

5) Nội dung về quốc phòng - an ninh:

+ Tổ chức quân đội theo phương châm " tinh nhuệ ", học hỏi mô hình tổ chức và phiên chế phương Tây.

+ Coi trong phát triển thủy quân và tăng cường các hoạt động xây dựng pháo đài, tuần soát trên biển.

+ Tái lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, cử hai đội kết hợp với thủy quân triều đình ra 2 quần đảo để làm các nhiệm vụ bảo vệ, đô đạc thủy trình, dựng miếu,....

6) Nội dung về văn hóa - giáo dục:

+ Độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và cấm đoán Ki - tô giáo ( công giáo )

+ 1820, cho lập Quốc Sử Quán làm nhiệm vụ thu thâp và biên soạn sách sử.

+ Về giáo dục: 1822, vua cho mở lại các kỳ thi hội, đình, khuyến khích hoạt động giáo dục Nho học nhằm tạo ra đội ngũ tri thức thực học giúp việc cho triều đình.

7) Kết quả của cuộc cải cách:

+ Hệ thống hành chính trên cả nước được cấu trúc lại một cách thống nhất. Quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường.

+ Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc hcatwj chẽ với nhua.

+ Sự xác lâp của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ đã thức đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.

8) Ý nghĩa:

+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho bộ mấy nhà nước hoạt đọng có hiệu quả hơn.

+ Để lại những di sản quan trọng trong nèn hành chính quốc gia thời kỳ cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân chia hành chính.

9) Nhận xét:

Dù cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách thành công, cống hiến nhiều cho lịch sử dân tộc, đặc biệt là về mặt hành chính, tuy nhiên cuộc cải cách ấy cũng còn vài điểm hạn chế như là:

- Cơ bản chưa đổi mới tư duy, quá chú trong xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến đã lỗi thời so với xu thế phát triển của thời đại.

- Cải cách còn quá chú trọng củng cố vương quyền hơn là cải thiện dân sinh. Thành ra khiến trong suốt quá trình trị vị của triều Nguyễn, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra không ngừng vì họ cảm thấy bất mãi trước cuộc sống cơ cực do những cuộc chiến tranh trước đó mang lại trong khi triều đình quá chú trọng cải cách hành chính thay vì kinh tế.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK