Viết báo cáo về tình hình khai thác tổng hợp kinh tế biển
Tình hình khai thác tổng hợp kinh tế biển nước ta đang phát triển. Về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, vùng biển nước ta có hơn `2000` loài cá, trong đó có khoảng `~~ 110` loài cá có giá trị kinh tế như cá thu , cá ngừ, cá hồng... Một số loài tôm như tôm he, tôm hùm cũng có giá trị kinh tế cao. Nước ta cũng đang thực hiện nhiều chính sách để khai thác tối ưu các loại hải sản trên. Vì nước ta có khoảng `1,9` triệu tấn hải sản mà chỉ khai thác khoảng `500` nghìn tấn mỗi năm.Về du lịch biển đảo là phát triển nhất vì có nhiều điều kiện thuận lợi . Nước ta có hơn `120` bãi các rộng dài đẹp thuận lợi cho việc du lịch và nghỉ dưỡng.Đạc biệt là Vịnh Hạ Long được `UNESCO` công nhận là Di sản văn hóa thế giới.Một số trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh thu khách du lịch trong và ngoài nước.Tiếp theo là ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, nổi bật là nghề làm muối. Nghề này phát triển chủ yếu ven biển Duyên Hải Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi ) , Cà Ná ( Ninh thuận ) . Dọc bờ biển có ocid titans có giá trị xuất khẩu. Cắt trắng, pha lê phát triển công nghiệp thủy tinh và tập chung ở Quảng Ninh và Khánh Hòa. Dầu khí tập chung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, có giá trị cao về kinh tế . Cuối cùng là phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển, việc phát triển kinh tế này đang được nhà nước chú trọng quan tâm.
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN NƯỚC TA:
`1.` Khái quát biển nước ta:
`-` Biển Đông là một biển rộng có diện tích `3,477` triệu `km^2` trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng `1` triệu `km^2`
`-` Nhiệt độ trung bình nước biển trên `20^{0} C` do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc
`-` Là biển tương đối kín
`-` Độ muối trung bình của nước biển là `30 - 33` ‰, thay đổi theo mùa và theo khu vực
`-` Trong vùng biển có sự hoạt động của hai dòng hải lưu nóng và lạnh, hoạt động theo hai mùa gió
`-` Sinh vật biển đa dạng phong phú
`-` Vùng biển có nhiều tài nguyên
`-` Đường bờ biển dài khúc hiểu có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng phát triển giao thông vận tải biển `,...`
`-` Tuy nhiên vùng biển nước ta cũng có nhiều thiên tai bão sạt lở biển, hiện tượng cát bay, cát chảy
`II.` Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
Vùng biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển
`1.` Các ngành kinh tế biển:
`a)` Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
`-` Sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ở ven bờ. Trong Biển Đông có trên `2000` loài cá hơn, hơn `100` loại tôm, Khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác
`-` Nhiều ngư trường như: Hải Phòng `-` Quảng Ninh, Ninh Thuận `-` Bình Thuận `-` Bà Rịa `-` Vũng Tàu, Cà Mau `-` Kiên Giang, quần đảo Hoàng Sa `-` quần đảo Trường Sa`,...`
`-` Ngành khai thác hải sản được trang bị dụng cụ đánh bắt ngày càng hiện đại và việc truy xuất nguồn gốc đánh bắt dễ dàng. Năm `2021`, nước ta đã khai thác được `3 743,8` nghìn tấn hải sản. Ngành nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển đang được chú trọng phát triển và kĩ thuật nuôi trồng ngày càng được nâng cao. Nhiều giống cá, tôm và hải sản khác có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng với sản lượng đạt `372,0` nghìn tấn `(` năm `2021).`
`-` Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản đã cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch và giao thông vận tải biển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cần chú ý đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật, ưu tiên phát triển khai thác xa bờ, không vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển`,... `
`b)` Du lịch biển đảo:
`-` Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú. Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê `(` Đà Nẵng `)`, Nha Trang `(` Khánh Hoà `),...` Hệ thống các đảo có giá trị cho phát triển du lịch như Cát Bà `(` Hải Phòng `)`, Phú Quý `(` Bình Thuận `)`, Côn Đảo `(` Bà Rịa `–` Vũng Tàu `)`, Phú Quốc `(` Kiên Giang `),...` Đặt biệt, Vịnh Hạ Long đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
`-` Vùng biển nước ta nằm trong khu vực khí hậu - nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện cho phát triển du lịch quanh năm, nhất là các tỉnh phía Nam.
`-` Trong những năm qua, ngành du lịch biển, đảo ở Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh, nhiều dịch vụ và loại hình du lịch biển, đảo được đưa vào khai thác để thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Sự phát triển của ngành du lịch biển, đảo tạo thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế biển, đảo; đảm bảo an sinh xã hội và góp phần bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.
Ngoài ra, nước ta đã hình thành các khu kinh tế ven biển; phát triển các ngành năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển, đảo mới`,...`
`c)` Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
`-` Khai thác dầu thô, khí tự nhiên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, tuy nhiên sản lượng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Năm `2015`, sản lượng khai thác trên biển Việt Nam đạt `18,7` triệu tấn dầu và 10,7 tỉ `m^3` khí tự nhiên; đến năm `2021` lần lượt là `9,1` triệu tấn và `7,4` tỉ `m^3`. Vì vậy, song song với việc khai thác tại các bể hiện có, hoạt động khai thác dầu thô, khí tự nhiên được mở rộng bằng việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản và tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ như: mỏ khí Báo Vàng, Báo Trắng, các mỏ thuộc dự án khí Tây Nam`,...;` chủ động hợp tác với các nước khác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
`-` Ti`-`tan, cát thuỷ tinh, muối`,...` được khai thác ở nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh như: Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận`,...`
`-` Việc khai thác khoáng sản biển cần quan tâm đến bảo vệ tài nguyên, môi trường, không làm tổn hại đến sự phát triển của các ngành khác.
`d)` Giao thông vận tải biển:
`-` Nước ta có vùng biển rộng; đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh, đầm, phá; gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải biển với các tuyến đường nội địa và quốc tế.
`-` Dọc theo bờ biển của nước ta đã có nhiều cảng biển được xây dựng và khai thác như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Cửa Lò, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sài Gòn`,...`
`-` Một số cảng container trung chuyên quốc tế cũng được đầu tư phát triển để đáp ứng vận tải hàng hoá trong và ngoài nước như: Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai – Bến Đình`,...`
`-` Đội tàu biển của Việt Nam tăng cả về số lượng và trọng tải, đặc biệt là tàu container. Các tuyến đường biển nội địa và quốc tế ngày càng được mở rộng. Khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt `69,9` triệu tấn `(` năm `2021` `).`
`-` Giao thông vận tải biển phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
`2)` Ý nghĩa:
`-` Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo góp phần khai thác có hiệu quả, hợp lí tài nguyên, môi trường biển, đảo`,...` Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có hành động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo của đất nước. Cùng với đó, phát triển tổng hợp kinh tế biển cung cấp công cụ, phương tiện và đóng góp vào quỹ bảo vệ tài nguyên môi trường biên.
`-` Phát triển tổng hợp kinh tế biên, đảo thu hút nguồn nhân lực lớn, thể hiện sự hiện diện của Việt Nam trên biên, tạo thế phòng thủ chiến lược và lực lượng vững chắc dâm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ở Biển Đông, đồng thời cung cấp điều kiện để bảo vệ biển, đảo tốt hơn`,...`
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK