Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn trsch sau và trả lời câu hỏi Tôi...

Đọc đoạn trsch sau và trả lời câu hỏi Tôi đưa cái kềm cho Nghi và liếc lại phía bụi cây. Phước đang nhấp nhổm trong đó, tôi thấy đầu nó nhô lên hụp xuống liên

Câu hỏi :

Đọc đoạn trsch sau và trả lời câu hỏi
Tôi đưa cái kềm cho Nghi và liếc lại phía bụi cây. Phước đang nhấp nhổm trong đó, tôi thấy đầu nó nhô lên hụp xuống liên hồi.
Thấy tôi đưa “vũ khí hoá học” cho địch thủ, nó càng hồi hộp tợn. Nó giương ná thun lên ra ý hỏi, tôi bèn khoát tay bảo thôi. Nhưng chắc nó tưởng tôi ra hiệu “khai hoả”, liền kéo thật căng sợi thun, chuẩn bị bắn. Tôi hoảng hốt vội nhảy tới một bước, đứng chắn giữa nó và Nghi. Thấy điệu bộ lạ lùng của tôi, Nghi thắc mắc:

– Mày làm gì vậy?

– À... không! – Tôi ấp úng.

Nghi nhìn về phía bụi cây:

– Có gì đằng đó vậy?

Biết không thể giấu được, tôi đành đáp:

– Thằng Phước! Nó đang rình bắn chim!

Tôi quay về phía bụi cây la lớn:

- Ra đi, Phước ơi! Con chim của mày bay mất rồi!

Phước cầm giàn thun lò dò bước ra:

- Tụi mày nói chuyện lớn quá làm con chim bay mất, uổng thiệt!

Nghi vỗ vai nó, an ủi:

- Thôi, bỏ con chim đi! Bây giờ ba đứa mình đi xem phim “Trộm mắt Phật”.

Phước khịt mũi:

- Phim hay không mày?

- Tuyệt! Có hoàng đế Ama và tên trộm Abu, hay lắm!

- Hai tay này đánh nhau hả?

Nghi ngơ ngác:

- Đánh nhau gì?

- Thì đánh nhau chứ đánh nhau gì! Đánh nhau bằng “vũ khí hóa học” đó!

Nói xong, Phước nhìn tôi cười hích hích khiến tôi đỏ cả mặt.

Nghi chẳng hiểu gì cả, nó choàng vai tôi và Phước kéo đi:

- Không có đánh nhau đâu! Hai nhân vật này là bạn thân với nhau, một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp!

Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ […]
c1 : Xác định phương thức biểu đạt chính
c2 : Xác định và nêu tác dụng của ngôi kể
c3 ; Kết thức truyện"Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ" gợi cho em suy nghĩ gì ?


Lời giải 1 :

1. PTBĐ chính: Tự sự

2.
- Ngôi kể: Thứ nhất (người kể xưng "tôi")

- Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực, giàu sự tin tưởng hơn, giúp nhân vật bộc lộ được tình cảm dễ dàng hơn.

3.

- Kết thúc truyện gợi cho em nhớ tới câu tục ngữ "Ba cây chụm lại lên hòn núi cao"

- Qua đó gửi gắm thông điệp: Sự đoàn kết và tình bạn chân thành, trong sáng sẽ có sức mạnh to lớn như sức mạnh của người khổng lồ trong truyện cổ.

Lời giải 2 :

`1.`

`-` Phương thức biểu đạt chính: tự sự

`2.`

`-` Ngôi kể: Ngôi thứ nhất( "tôi" là người kể chuyện, trực tiếp tham gia vào sự việc.)

`=>` Tác dụng:

`+`Giúp cho câu chuyện sinh động, chân thực.

`+`Người đọc dễ dàng đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi".

`+`Người kể tự do bộc lộ suy nghĩ, đánh giá chủ quan của bản thân đối với sự vật, sự việc được kể.

`3.`

`-` Kết thúc truyện "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ" gợi cho em suy nghĩ về tình bạn đẹp đẽ, gắn bó. Ba đứa trẻ, dù có tính cách và sở thích khác nhau, nhưng vẫn chơi thân với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Hình anwhr" người khổng lồ" tượng trưng cho sự gắn kết, đoàn kết của ba đứa trẻ, đồng thời thể hiện niềm tin vào một tương lai tươi sáng phía trước.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK