Giúp em với ạaa,có bài cho em là dc nhaa đừng lấy mạngg
Mỗi mùa xuân của những con người Việt Nam đều là những ngày xuân tươi đẹp, vui vẻ, khiến ta bồi hồi, hạnh phúc mỗi khi nó tới. Mường tượng ra cảnh dòng người nô nức, hối hả chạy Tết đã làm ta háo hức không ngừng. Hương xuân ấy nhẹ nhàng, trong veo vô cùng, hương xuân ấy lả lướt trong tâm hồn ta, làm cho ta một cảm giác luyến tiếc khi phải rời xa. Rằng trong những khoảng trời xanh ấy, lòng tôi lại nhói lên những dòng thơ của nhà thơ Thanh Hải - một nhà thơ với chất thơ nhẹ nhàng lại có phần triết lí trong cuộc sống. Và "Mùa xuân nho nhỏ" lại chính là tác phẩm mà khi ấy là những mong muốn vùa chính ông khi được bộc bạch.
"Mùa xuân nho nhỏ" được viết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đó là bài thơ mà ông dành tặng cho độc giả chúng ta khi được viết trên chiếc giường bệnh. Bài thơ là niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, là ước nguyện của ông trước khi qua đời, ước nguyện về những đóng góp, cống hiến của con người cho thiên nhiên, đất nước.
Ở sáu câu thơ đầu, Thanh Hải có viết rằng:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Hình ảnh dòng sông xanh bông hoa tím con chim chiền chiện là những sinh vật đặc trưng tiêu biểu đã được chọn lọc của mùa xuân. Ấy là những hình ảnh mang âm hưởng của mùa xuân Xứ Huế, bởi màu tím của hoa lục bình. Khi ấy ông đã khéo léo lồng ghép chúng lại, khiến cho những câu thơ tưởng chừng như bất động nhưng lại có những chuyển động tinh tế không ngờ.
Nghệ thuật đảo trật tự từ cú pháp được dùng để đưa động từ "mọc" lên đầu câu thơ để nhấn mạnh cái sức sống căng trang của mùa xuân. Dường như giữa dòng sông xanh có một bông hoa đang từ từ hé nở, một bông mua màu tím đang dần mở đôi mắt ra ngắm nhìn đất nước tươi đẹp. Điều đó cho thấy cảnh vật không hề bất động, tĩnh lặng mà như đang có sự sống, sự cựa quậy một cách từ từ, thật chậm rãi. Bút pháp tả thực thật sinh động, nảy nở ; ấy chính là sự căng tràn sức sống của một mùa xuân đất nước.
Màu sắc có sự kết hợp của màu xanh của dòng sông, màu tím của bông hoa và màu xanh của da trời. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp hài hòa tươi tắn đằm thắm cho bức tranh của ngày xuân qua đôi mắt của cây bút ấy.
Ở câu thơ thứ ba, tác giả sử dụng thành phần biệt lập gọi đáp "ơi" thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến thân thương của tác giả với tiếng chim chiền chiện. Âm thanh của tiếng chim vang vọng, lanh lảnh giữa bầu trời tạo ra vẻ đẹp rộn ràng náo nhiệt cho bức tranh ngày xuân. Tiếng chim vang khắp cả khu rùng, vang khắp nơi trong tâm trí con người khi ấy, và cả nhà thơ nữa. Tiếng chim ấy chính là vẻ đẹp tươi tắn rực rỡ sôi động tràn trề sức sống, là tiếng gọi đánh thức tâm hồn ta, khiến cho ta như có cảm giác ứ lại trong người, lại càng mong đất nước rồi dec có ngày phồn vinh, hạnh phúc.
Nếu như ở câu thơ ba và bốn, tiếng chim như là sự đánh thức con người thì giờ đây ở hai câu thơ kế, tiếng chim lại được cảm nhận qua con mắt khác của tác giả Thanh Hải:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."
Cây bút khi ấy sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như để nói về chính cảm giác của ông tiếng chim vốn được cảm nhận bằng thính giác. Nhưng hai câu thơ "Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng"- tiếng chim lúc này là được cảm nhận bằng thị giác như thể rằng ông có thể hình dung được âm thanh của chim chiền chiện. Giờ đây tiếng chim ấy như có hình khối, có màu sắc. "Giọt long lanh" là âm thanh của tiếng chim kết tụ, ngưng đọng giữa bầu trời. Tác giả đưa đôi tay đón nhận âm thanh ấy bằng tất cả sự trân trọng nâng niu bằng động từ "hứng", nó như thể hiện cảm giác ngất ngây đắm say đam mê của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân. Dường như tâm hồn ông đang có sự thăng hoa của tiếng chim hót, ông như thể đã quên đi nỗi đau về bệnh tật để trở lòng mình đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả sự ngất ngây trong tâm hồn.
Ở khổ thơ kế tiếp ông đã nói về công lao vùa những người lính và những nhà nông qua phép ẩn dụ:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao..."
Khi nói đến mùa xuân của đất nước tác giả đã nhắc đến hai đối tượng: người cầm súng - những người lính chiến sĩ ; người ra đồng - những người nông dân trồng lúa. Những đại diện này chính là hai lực lượng chính của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ta còn thấy qua nghệ thuật tả thực ấn dụ trong hình ảnh "lộc", lộc trên lưng của những người chiến sĩ là những vành lá ngụy trang khi ra chiến trường ; hình ảnh lộ lộc cũng là hình ảnh nương mạ của những người nông dân. Lộc không chỉ nói về chồi non lộc biếc của cây cối, nó là sự ẩn dụ cho sự phát triển đi lên của đất nước. Chính những người cầm súng, những người ra đồng đã tạo ra những màu xanh độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc cho đất nước. Chính họ đã tạo ra sự đi lên của đất nước.
Ở hai câu thơ cuối, nghệ thuật điệp từ "tất cả" những người ra đồng, những người cầm súng và cả dòng sông, cánh chim, bông hoa tím. Điệp từ như thể hiện sự đóng góp của mọi vật, kể cả con người hay sự vật đều không hề thừa thãi. Điệp từ lồng ghép nghệ thuật so sánh kết hợp với từ láy "hối hả, xôn xao" như để nói lên nhịp điệu sống lao động, làm việc vô cùng bận rộn, khẩn trương nhưng lại vô cùng sôi động, rằng tất cả như trong một nếp sống thường ngày. Hai từ láy ấy ngoài ra còn thể hiện ra một vùng đất chật vật, bận rộn nhưng đầy niềm vui, hạnh phúc, hướng về tương lai phía trước của những con người và quê hương.
Qua hai khổ thơ đầu của bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" ta như hiểu thêm được về mùa xuân của thiên nhiên ta. Một mùa xuân cống hiến không ngừng, một mùa xuân đầy khát vọng về cuộc sống no ấm, đủ đầy. Tất cả những mong ước ấy vô cùng lớn lao, vì thế mà chúng mới có thể đi cùng với những đóng góp của nhân dân ta ngày xưa. Và qua những công lao đóng góp ấy, ta mới được thấy nhà thơ Thanh Hải đã khéo léo sử dụng những phép tu từ, qua đó mà việc truyền đạt nội dung bài thơ thật ý nghĩa biết bao.
Mùa xuân nho nhỏ” tới với độc giả là khúc ca về thiên nhiên tươi đẹp, về tình yêu cuộc sống, làm cho bao thế hệ con người không ngừng say đắm trước vẻ đẹp kì diệu của vạn sắc. Ta vừa có thể cảm nhận thơ, vừa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa xuân chuyển động nhẹ nhàng, vừa có thể rung động trước hồn thơ của tác giả.
“Mùa Xuân NHỎ” CỦA THANH HẢI LÀ TÁC PHẨM ĐẶC BIỆT TRONG VĂN HỌC VN, THỂ HIỆN TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, TÌNH YÊU CUỘC SỐNG, KHÁM PHÁ ĐÓNG GÓP CHO ĐẤT NƯỚC. BÀI THƠ MỞ ĐẦU BẰNG HÌNH ẢNH ĐẸP, ĐƠN GIẢN CỦA THIÊN NHIÊN. QUA HỌ, TÁC GIẢ KHÔNG CHỈ VẼ TRANH BỨC TRANH XUÂN ĐẦY MÀU SẮC VÀ ÂM THANH MÀ CŨNG TRUYỀN CẢM XÚC sâu sắc, chân thành.
Những câu thơ đầu mở ra một khung cảnh mùa xuân tươi đẹp:
Mọc giữa dòng sông xanh: một bông hoa tím. Ôi, chim sơn ca, tại sao lại hát lên bầu trời? Từng giọt long lanh rơi xuống. Tôi đặt tay, cảm hứng.
Hình ảnh “sông xanh” và “hoa tím xanh” là hình ảnh tạo nên một không gian thanh bình, tĩnh lặng nhưng sống động một cách sống động. Tiếng chim chiền chiện lấp đầy không gian phía trên, như thể báo hiệu sự vui tươi và rộn ràng của mùa xuân. Từng giọt sương long lanh đều được bàn tay họa sĩ “bắt giữ”; một hành động rất nhẹ nhàng và nhạy bén để nắm bắt cuộc sống trong mọi khoảnh khắc, trân trọng và tận hưởng nó.
Bài thơ chuyển sang một tâm trạng khác khi nhà thơ nói về mùa xuân, về những người cầm súng và những người ra đồng:
"Người đàn ông mùa xuân với khẩu súng
Lộc được quấn quanh lưng
Mùa xuân người ta ra đồng
Vận may lan tỏa khắp cánh đồng
Mọi thứ dường như đang vội vã
Mọi thứ dường như đang xáo trộn..."
Những hình ảnh này cho thấy các tầng lớp xã hội khác nhau đóng góp như thế nào vào sự phát triển của đất nước họ. Những người lính cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc trong khi những người nông dân ra đồng làm việc trên mảnh đất của mình. Hình ảnh “Vận may quấn quanh lưng” và “Vận may trải khắp ruộng đồng” tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, thịnh vượng. Bầu không khí hối hả và hỗn loạn biểu thị một quốc gia đang chuyển động, lao động với lòng nhiệt huyết và nghị lực to lớn.
Trong bài thơ, Thanh Hải thể hiện tình yêu đất nước cháy bỏng và mong ước được trường tồn trong lòng dân tộc. Anh mong muốn được là một phần nhỏ bé nhưng góp phần vào sự phát triển của đất nước, dù chỉ là “con suối nhỏ” nhưng đầy ý nghĩa.
Bài thơ “Mùa xuân nhỏ” để lại cho tôi nhiều cảm xúc sâu sắc. Qua từng câu thơ, em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và lòng biết ơn đối với những người đã có công đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, không chỉ là mùa xuân của thiên nhiên mà còn là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của đổi mới và hy vọng.
Bài thơ còn nhắc nhở tôi về sự cống hiến và cống hiến, nơi mà ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng có ý nghĩa lớn lao. Tôi nhận ra rằng mỗi chúng ta có thể là một “mùa xuân nhỏ” góp phần làm cho đất nước ngày càng tươi đẹp, thịnh vượng.
Nói một cách ngắn gọn, “Mùa xuân nhỏ” tuy đáng yêu, giản dị nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp cuộc sống mà còn khơi dậy trong mỗi người nghe lòng yêu nước, tinh thần phục vụ và sự lạc quan.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK