Câu 17. Yếu tố nào trong số những yếu tố này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả nhuộm Gram? (Cho rằng mọi thứ khác đều được thực hiện chính xác.)
A. Tuổi vi khuẩn. B. Chất lượng thuốc thử.
C. Rửa mẫu quá nhiều. D. Độ dày mẫu.
Câu 18. Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là
A. quang dị dưỡng. B. hóa tự dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa dị dưỡng.
Câu 19. Để nhân được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện
A. công nghệ tế bào. B. kĩ thuật gen.
C. công nghệ sinh học. D. công nghệ gen.
Câu 20. Thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật là
A. tạo cây lai khác loài.
B. tạo các cây có kiểu gene đồng hợp tử.
C. sản xuất các protein chữa bệnh cho người.
D. nhân nhanh giống cây trồng.
Câu 21. Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?
A. Mô. B. Mô phân sinh.
C. Tế bào rễ. D. Mô sẹo và tế bào rễ.
Câu 22. Ở ruồi giấm 2n = 8 số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân I là bao nhiêu?
A. 2 B. 4 C. 16 D. 8
Câu 23. Thứ tự các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân là
A. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản.
B. Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản → Nhuộm mẫu vật.
C. Nhuộm mẫu vật → Quan sát tiêu bản → Làm tiêu bản → Cố định mẫu.
D. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
Câu 24. Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A. chu kì tế bào diễn ra ổn định.
B. sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.
C. hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.
D. sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi.
Câu 25. Vi sinh vật là những sinh vật có
A. kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
B. cấu tạo đơn giản, vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân.
C. tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và sinh sản chậm.
D. khả năng thích nghi thấp với môi trường sống.
Câu 26. Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2
(2) Ở pha G1, tế bào thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (3), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (1), (2).
Câu 27. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật ?
A. Vi khuẩn. B. Côn trùng.
C. Động vật nguyên sinh. D. Vi nấm.
Câu 28. Phương pháp sử dụng tri giác để thu thập thông tin về đối tượng quan sát là
A. phương pháp quan sát.
B. phương pháp thực nghiệm khoa học.
C. phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
D. phương pháp nuôi cấy và phân lập vi sinh vật.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng?
A. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.
B. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ.
C. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2 còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là các chất hữu cơ.
D. Quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ còn hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon là CO2.
Câu 30. Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về
A. quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.
C. quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
D. quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.
Câu 31. Cho các phương pháp sau:
(1). quan sát. (2). phân lập và nuôi cấy.
(3). phân tích hóa sinh. (4). phân tích di truyền.
Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu vi sinh vật?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là
A. 1024. B. 1420. C. 200. D. 1240.
17. C
18. D
19. A
20. C
21. B
22. 8
23. C
24. C
25. A
26. D
27. B
28. A
29. B
30. A
31. D
32. A
Cứ 20 phút vi khuẩn E. coli lại phân đôi một lần → Số lần phân chia của tế bào vi khuẩn E. coli trong 3 giờ 20 phút là: 200 : 20 = 10 → Số tế bào của quần thể vi khuẩn E. coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là 210 = 1024.
Công thức chung :
Nếu số lượng tế bào ban đầu không phải là 1 mà là No tế bào sau thời gian phân chia thì số tế bào tạo ra là:
Nt = No × $2^{n}$ (n=$\frac{t}{g}$ với g là thời gian thế hệ, t là thời gian)
Trong đó: Nt : Số tế bào trong quần thể sau thời gian t.
No : Số tế bào ban đầu trong quần thể.
n : Số lần phân chia trong thời gian.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK